Chương 1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
Nghị định này quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử.
1. Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịch thương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử theo hướng hiện đại hóa.
3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Chứng từ điện tử trong Nghị định này không bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền.
4. Người khởi tạo là bên, hoặc người đại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.
5. Người nhận là bên nhận được chứng từ điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.
6. Hệ thống thông tin tự động là hệ thống thông tin được sử dụng để khởi tạo, gửi, nhận, hoặc phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hoạt động được thực hiện.
7. Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.
8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.
11. Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
12. Chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
13. Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật.
Thông tin cá nhân trong Nghị định này không bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tự công bố trên các phương tiện truyền thông.
14. Thu thập thông tin cá nhân là hoạt động thu thập để đưa vào một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân của nhiều người tiêu dùng là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử.
15. Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
4. Các vi phạm khác:
a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Điều 7. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vững thông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
2. Nội dung hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:
a) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử;
b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử;
d) Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử;
đ) Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử;
e) Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;
g) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử;
h) Các nội dung khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng tham gia, phạm vi áp dụng, cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí của Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
Điều 8. Thống kê về thương mại điện tử
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của địa phương, hàng năm báo cáo Bộ Công Thương để tổng hợp.
2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có nghĩa vụ định kỳ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ của mình để phục vụ công tác thống kê thương mại điện tử.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các địa phương có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- Số hiệu: 52/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 289 đến số 290
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 7. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
- Điều 8. Thống kê về thương mại điện tử
- Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
- Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
- Điều 11. Địa điểm kinh doanh của các bên
- Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng không có bên nhận cụ thể
- Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
- Điều 15. Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 16. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 17. Đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 18. Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
- Điều 19. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 20. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 21. Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Điều 22. Thủ tục chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến khác
- Điều 23. Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử mua hàng
- Điều 24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
- Điều 25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
- Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
- Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
- Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
- Điều 31. Thông tin về giá cả
- Điều 32. Thông tin về điều kiện giao dịch chung
- Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận
- Điều 34. Thông tin về các phương thức thanh toán
- Điều 35. Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 36. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 38. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
- Điều 39. Cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 40. Thông tin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến
- Điều 41. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến
- Điều 42. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
- Điều 43. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- Điều 44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 45. Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến
- Điều 46. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến
- Điều 47. Trách nhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến
- Điều 48. Địa điểm và thời gian đấu giá
- Điều 49. Thông báo đấu giá hàng hóa
- Điều 50. Xác định người mua hàng
- Điều 51. Thông báo kết quả đấu giá
- Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
- Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 56. Sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại, chấm dứt đăng ký
- Điều 57. Nghĩa vụ báo cáo
- Điều 58. Thẩm quyền cấp đăng ký
- Điều 59. Công khai thông tin đăng ký
- Điều 60. Nguyên tắc chung
- Điều 61. Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 62. Hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử
- Điều 63. Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
- Điều 64. Chức năng của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử
- Điều 65. Danh sách các website thương mại điện tử đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
- Điều 66. Danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
- Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng
- Điều 68. Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 69. Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
- Điều 70. Xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin
- Điều 71. Sử dụng thông tin cá nhân
- Điều 72. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân
- Điều 73. Kiểm tra, cập nhật và điều chỉnh thông tin cá nhân
- Điều 74. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến
- Điều 75. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử