Điều 47 Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Điều 47. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
1. Trách nhiệm của các bên về an toàn lao động phải được thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất;
b) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;
d) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động;
đ) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường;
e) Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường xây dựng của mỗi bên phải thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định;
b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường;
d) Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành về phòng chống cháy nổ.
Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Số hiệu: 48/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
- Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
- Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
- Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 8. Thông tin về hợp đồng xây dựng
- Điều 9. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
- Điều 10. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
- Điều 11. Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng
- Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
- Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
- Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng
- Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
- Điều 17. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
- Điều 18. Thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 19. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 20. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 21. Quyết toán hợp đồng xây dựng
- Điều 22. Thanh lý hợp đồng xây dựng
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng công trình
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu cung cấp thiết bị công nghệ
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu cung cấp thiết bị công nghệ
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
- Điều 34. Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 35. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
- Điều 36. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
- Điều 37. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 38. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 39. Tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng
- Điều 40. Chấm dứt hợp đồng xây dựng
- Điều 41. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
- Điều 42. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng
- Điều 43. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 44. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng