Mục 1 Chương 2 Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
MỤC 1. CÁC THÔNG TIN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Điều 8. Thông tin về hợp đồng xây dựng
Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
1. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó phải nêu thành viên đứng đầu liên danh.
Điều 9. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC ngoài các căn cứ nêu ở khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt và thiết kế FEED (trường hợp thiết kế do tư vấn nước ngoài thực hiện).
Điều 10. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm văn bản hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: nội dung và khối lượng công việc phải thực hiện; yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng và phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành (đối với các hợp đồng xây dựng có công việc phải bảo hành); quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng; các thỏa thuận khác tùy theo từng loại hợp đồng.
3. Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng xây dựng. Tùy theo quy mô, tính chất, phạm vi công việc và loại hợp đồng xây dựng cụ thể các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm:
a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu hoặc văn bản chấp thuận;
b) Điều kiện riêng, các điều khoản tham chiếu;
c) Điều kiện chung;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng để xử lý mâu thuẫn (nếu có).
Điều 11. Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (nếu có).
Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Số hiệu: 48/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
- Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
- Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
- Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 8. Thông tin về hợp đồng xây dựng
- Điều 9. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
- Điều 10. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
- Điều 11. Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng
- Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
- Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
- Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng
- Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
- Điều 17. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
- Điều 18. Thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 19. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 20. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 21. Quyết toán hợp đồng xây dựng
- Điều 22. Thanh lý hợp đồng xây dựng
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng công trình
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu cung cấp thiết bị công nghệ
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu cung cấp thiết bị công nghệ
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay
- Điều 34. Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 35. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
- Điều 36. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
- Điều 37. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 38. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 39. Tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng
- Điều 40. Chấm dứt hợp đồng xây dựng
- Điều 41. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
- Điều 42. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng
- Điều 43. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng
- Điều 44. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng