Chương 4 Nghị định 45/1998/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
Nội dung quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
2.Thẩm định phê duyệt và đăng ký các Hợp đồng chuyển giao công nghệ, gia hạn, sửa đổi hoặc đình chỉ Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Chỉ định các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để giám định chất lượng thiết bị, phương tiện kèm theo công nghệ được chuyển giao.
4. Xây dựng chính sách nhập khẩu máy móc, thiết bị, tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
5. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chuyển giao công nghệ; cung cấp thông tin về công nghệ.
6. Quản lý các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, các hoạt động công nhận, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, dây chuyền công nghệ.
7. Kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ trong phạm vi quyền hạn của mình.
9. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
10. Xây dựng chính sách, chiến lược và đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyển giao công nghệ.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước các hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi cả nước và tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ giao trách nhiệm cho từng cơ quan này giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Việc phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương để:
1. Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ để bảo đảm công nghệ chuyển giao và máy móc, thiết bị nhập khẩu của các dự án đầu tư là tiên tiến, hiện đại, đưa lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh; kịp thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản Nhà nước, nhân dân; bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống cho nhân dân.
2. Bảo đảm việc quản lý tập trung, thống nhất trong cả nước đồng thời phân công trách nhiệm một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên sâu của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong phạm vi được phân công quản lý.
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
1. Trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
a) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan chức năng giúp Chính phủ chỉ đạo thống nhất quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi cả nước như đã quy định tại
b) Phối hợp với cơ quan có liên quan để chỉ định các Tổ chức giám định theo quy định tại Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa để thực hiện
c) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ;
d) Quản lý các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, các hoạt động công nhận, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, dây chuyền công nghệ;
e) Xây dựng chính sách, chiến lược và đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyển giao công nghệ.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
Đề xuất với Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước về các hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, thích ứng với nền kinh tế thị trường nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế;
Quản lý việc chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư và/hoặc dự án đấu thầu thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt và các dự án được cấp trên uỷ quyền phê duyệt;
Phê duyệt các Hợp đồng chuyển giao công nghệ được phân cấp theo quy định tại
Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc phạm vi mình phụ trách;
b) Đối với các Hợp đồng quy định phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan tài chính, thuế địa phương kiểm tra việc thực chi cho chuyển giao công nghệ theo đúng Hợp đồng đã được phê duyệt, thực hiện các quy định về tài chính về chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc ban hành quy định về phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều 31. Quyết định phê duyệt Hợp đồng
Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ nói tại
Cơ quan ra quyết định phê duyệt có quyền thu hồi quyết định phê duyệt của mình.
Điều 32. Phân cấp phê duyệt Hợp đồng
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét thẩm định, phê duyệt những loại Hợp đồng sau:
a) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước, trong đó có nội dung chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp mà một Bên là tổ chức Nhà nước hoặc có vốn của Nhà nước đóng góp;
c) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp các Bên tham gia Hợp đồng không có vốn đóng góp của Nhà nước, thì phần Hợp đồng có nội dung chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không phải phê duyệt. Hợp đồng có tổng giá trị thanh toán-không kể giá trị thiết bị, tương đương từ 30.000USD trở xuống mà trong năm tài chính Bên nhận chỉ có một Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng không phải phê duyệt, nhưng các loại Hợp đồng này phải được đăng ký;
d) Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư do Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.
3. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ sau đây không phải phê duyệt nhưng phải đăng ký tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
- Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam không thuộc khoản 1 và 2 Điều này.
- Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước không thuộc khoản 2 Điều này, có giá trị trên 30.000 USD.
4. Trong thời hạn 15 ngày sau khi có Quyết định phê duyệt Hợp đồng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sao gửi Quyết định phê duyệt Hợp đồng về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các Hợp đồng do mình phê duyệt.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ nói tại Điều này.
Điều 33. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng
Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng:
1. Đơn yêu cầu phê duyệt Hợp đồng (theo mẫu do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định).
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo.
3. Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện công nghệ, các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bản giải trình có thể do một trong các Bên lập, trong đó trình bày các luận cứ của Hợp đồng, các phân tích và tính toán về thị trường, nguyên liệu, công nghệ, kinh tế, tài chính và hiệu quả của công nghệ.
4. Những thông tin về:
- Tư cách pháp lý, người đại diện, xác nhận chữ ký của người đại diện của các Bên tham gia Hợp đồng, các quyền sở hữu và các thông tin khác về các Bên tham gia Hợp đồng như: Tên, địa chỉ công ty, người bảo lãnh, tài khoản, ngân hàng bảo lãnh, số vốn, các tài liệu chứng thực về quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam;
- Trong trường hợp Bên tham gia Hợp đồng là doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng phải kèm theo văn bản xác nhận Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được Hội đồng quản trị thông qua theo nguyên tắc nhất trí.
Điều 34. Thủ tục và thời hạn xem xét hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng
1. Hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng được gửi đến cơ quan thẩm định phê duyệt theo quy định tại
2. Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 32 Nghị định này trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phù hợp với luật pháp Việt Nam, phải có trách nhiệm thẩm định và ra quyết định phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong trường hợp không phê duyệt Hợp đồng thì trong thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan phê duyệt phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu phê duyệt biết rõ lý do.
3. Trong trường hợp cơ quan phê duyệt Hợp đồng có yêu cầu các Bên cung cấp tài liệu bổ sung hoặc sửa đổi nội dung Hợp đồng cho phù hợp với pháp luật của Việt Nam, thì các Bên có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu đó trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Quá thời hạn trên, các yêu cầu nói trên không được đáp ứng thì đơn yêu cầu xin phê duyệt không còn giá trị.
Quy định này không ảnh hưởng đến quyền tiếp tục nộp hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng của các Bên .
4. Thủ tục phê duyệt Hợp đồng bổ sung cũng giống như thủ tục phê duyệt Hợp đồng đã nêu trên. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ quan phê duyệt phải thẩm định và quyết định phê duyệt Hợp đồng bổ sung. Trong trường hợp không phê duyệt Hợp đồng bổ sung thì cơ quan phê duyệt phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu phê duyệt biết rõ lý do.
5. Hồ sơ yêu cầu đăng ký Hợp đồng được gửi đến Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nếu hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
6. Hồ sơ yêu cầu đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nộp tại Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 35. Quyền trưng cầu ý kiến chuyên gia
Trong quá trình phê duyệt Hợp đồng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền trưng cầu ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan. Các cơ quan, các chuyên gia được trưng cầu ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến trung thực, khách quan và bảo đảm bí mật các thông tin liên quan.
Điều 36. Khiếu nại về việc phê duyệt Hợp đồng
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các Bên tham gia Hợp đồng, hoặc Bên thứ ba có quyền khiếu nại về nội dung của quyết định phê duyệt hoặc về việc không phê duyệt Hợp đồng đến Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho đối tượng nộp đơn khiếu nại.
3. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các Bên có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 37. Xử lý vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ
Việc xử lý vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ được Chính phủ quy định trong Nghị định riêng.
Nghị định 45/1998/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ
- Số hiệu: 45/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/07/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 16/07/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Điều kiện chuyển giao công nghệ
- Điều 4. Nội dung chuyển giao công nghệ
- Điều 5. Những công nghệ không được chuyển giao
- Điều 6. Bảo đảm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao không bị Bên thứ ba xâm phạm.
- Điều 7. Quyền phát triển công nghệ được chuyển giao
- Điều 8. Hình thức Hợp đồng
- Điều 9. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong chuyển giao công nghệ
- Điều 10. Hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ mới
- Điều 11. Nội dung của Hợp đồng
- Điều 12. Ngôn ngữ của Hợp đồng
- Điều 13. Những điều khoản không được đưa vào Hợp đồng
- Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng
- Điều 15. Thời hạn của Hợp đồng
- Điều 16. Nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng
- Điều 17. Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Điều 18. Hợp đồng bị vô hiệu
- Điều 19. Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng bị vô hiệu
- Điều 20. Bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần Hợp đồng
- Điều 21. Chấm dứt Hợp đồng
- Điều 22. Nghiệm thu đánh giá Hợp đồng
- Điều 23. Giá của công nghệ được chuyển giao
- Điều 24. Phương thức thanh toán
- Điều 25. Hạch toán các chi phí chuyển giao công nghệ
- Điều 26. Thuế chuyển giao công nghệ
- Điều 27. Lệ phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
- Điều 29. Thẩm quyền quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương về hoạt động chuyển giao công nghệ
- Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
- Điều 31. Quyết định phê duyệt Hợp đồng
- Điều 32. Phân cấp phê duyệt Hợp đồng
- Điều 33. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng
- Điều 34. Thủ tục và thời hạn xem xét hồ sơ yêu cầu phê duyệt Hợp đồng
- Điều 35. Quyền trưng cầu ý kiến chuyên gia
- Điều 36. Khiếu nại về việc phê duyệt Hợp đồng
- Điều 37. Xử lý vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ