Điều 32 Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi vi phạm sau đây:
a) Đi, đứng, nằm, ngồi trong hầm đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ;
b) Vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
d) Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
b) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
b) Để phương tiện giao thông đường bộ vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác gây tai nạn cho tàu hoặc người đi trên tàu.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Người vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này phải về vị trí quy định theo hướng dẫn của nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu;
b) Buộc đưa phương tiện vận tải thủy, bè, mảng ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đưa phương tiện giao thông đường bộ ra khỏi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.
Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Số hiệu: 44/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/04/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 21/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 4. Hình thức xử phạt hành chính
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Điều 6. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt
- Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
- Điều 8. Giải thích từ ngữ
- Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 10. Vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 11. Vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
- Điều 12. Vi phạm quy định quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt khi thi công công trình đường sắt
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 15. Vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 16. Vi phạm quy định về thiết bị phanh, hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 17. Vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 18. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 19. Xử phạt đối với nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu, dưới ga, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 20. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 22. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 23. Vi phạm quy định về phòng ngừa, khắc phục và giải quyết sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 24. Vi phạm quy định về tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 25. Vi phạm quy định về lập tàu, thử hãm
- Điều 26. Vi phạm quy định về dồn tàu
- Điều 27. Vi phạm quy định về chạy tàu
- Điều 28. Vi phạm quy định về đón, gửi tàu
- Điều 29. Vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 30. Vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
- Điều 31. Vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm
- Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
- Điều 33. Vi phạm về điều kiện kinh doanh
- Điều 34. Vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 35. Vi phạm về làm, sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu
- Điều 36. Vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 37. Xử phạt người vi phạm có hành vi cản trở hoặc đưa tiền cho người thi hành công vụ
- Điều 38. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về giao thông vận tải đường sắt
- Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải
- Điều 43. Trình tự, thủ tục xử phạt
- Điều 44. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 45. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính
- Điều 46. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính