Chương 2 Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1 : XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ nước, chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt;
b) Đổ đất, đá hoặc vật liệu khác lên đường sắt trái phép;
c) Để chất dễ cháy, dễ nổ trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào đất, lấy đá trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Làm hỏng, tự ý tháo dỡ tường rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ; di chuyển hoặc phá mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, mốc chỉ giới phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
c) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Sử dụng chất nổ khai thác đá, cát, sỏi làm lún, nứt, sạt lở, rạn vỡ công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt;
b) Tự ý khoan, đào, xẻ đường sắt;
c) Tự ý tháo dỡ, làm xê dịch ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt;
d) Kết nối đường sắt khác vào đường sắt quốc gia trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đưa nước, đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Tự dỡ bỏ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng công trình đường sắt.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông đường sắt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn giao thông đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khôi phục lại trạng thái ban đầu của công trình đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt;
b) Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt, trồng cây cao trên 1,5 mét, trồng cây trong khoảng 2 mét tính từ chân nền đường đắp, 5 mét tính từ mép đỉnh mái đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài rãnh thoát nước dọc, rãnh thoát nước đỉnh của đường;
c) Mua bán hàng hóa, họp chợ, thả trâu, bò, gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị, vật liệu phục vụ thi công, sửa chữa công trình đường sắt);
b) Dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, các vật che chắn khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Chặt, nhổ bỏ cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa và các vật phẩm khác; buộc đưa chất phế thải ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Tự dỡ bỏ và di chuyển lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Tự dỡ bỏ và di chuyển biển quảng cáo, các vật che chắn khác ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Tự dỡ bỏ và di chuyển nhà, công trình kiên cố khác trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập hồ sơ theo dõi các vị trí xung yếu có khả năng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt;
b) Không thực hiện chế độ kiểm tra theo quy định;
c) Không phát hiện hoặc đã phát hiện mà không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, trong phạm vi quản lý;
d) Để công trình đường sắt bị hư hỏng mà không có biện pháp khắc phục, sửa chữa cần thiết;
đ) Không kịp thời tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Lập hồ sơ theo dõi các vị trí xung yếu có khả năng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt theo đúng quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình có giấy phép nhưng không thông báo bằng văn bản cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường sắt biết trước khi thi công;
b) Không bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định đối với phương tiện, thiết bị thi công;
c) Không bố trí đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ theo quy định, không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường sắt;
d) Điều khiển phương tiện, thiết bị đường sắt khi thi công mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
đ) Để phương tiện, thiết bị thi công gây cản trở, không bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
e) Khi hết thời hạn thi công, vẫn tiếp tục thi công mà không xin gia hạn giấy phép;
g) Không thu dọn ngay vật liệu, thiết bị thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi hết thời gian phong tỏa để thi công công trình;
h) Không thu dọn ngay các biển phòng vệ, biển báo tạm thời và các vật liệu khác; không bàn giao hồ sơ hoàn công cho doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khi hoàn thành việc thi công công trình;
i) Không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình đường sắt biết khi hoàn thành việc thi công công trình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình không có giấy phép, giấy phép không hợp lệ hoặc thực hiện không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện công trình đường sắt đang thi công đe dọa an toàn chạy tàu;
c) Thi công trên đường sắt đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt theo đúng quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
MỤC 2 : XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định ra chạy trên đường sắt; trừ việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm, phương tiện hư hỏng đưa về cơ sở sửa chữa, thực hiện theo quy trình, quy phạm đường sắt;
b) Đưa phương tiện tự tạo ra chạy trên đường sắt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện tự tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ghi, ghi không đủ, không đúng số hiệu, số đăng ký và các ký hiệu khác theo quy định đối với phương tiện giao thông đường sắt;
b) Trên toa xe khách không có bảng niêm yết và không thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Ghi đúng, ghi đủ số hiệu, số đăng ký và các ký hiệu khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Niêm yết hoặc thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về thiết bị phanh, hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Trên phương tiện giao thông đường sắt, không lắp thiết bị phanh hãm tự động, phanh hãm bằng tay hoặc thiết bị phanh hãm không đúng quy định;
b) Không lắp van hãm khẩn cấp trên toa xe khách và tại vị trí làm việc của trưởng tàu;
c) Không kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong van hãm khẩn cấp;
d) Không lắp đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên một số toa xe khách theo quy định;
đ) Thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe không đúng quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Lắp thiết bị phanh hãm tự động, phanh hãm bằng tay theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Lắp van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này;
c) Lắp thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đưa toa xe ra chở khách mà không có đủ các thiết bị hoặc có nhưng không hoạt động theo đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, tín hiệu cầm tay trên tàu hàng;
b) Không có dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay trên tàu khách.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu trên đầu máy, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt;
b) Không có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, tín hiệu cầm tay trên tàu hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay trên tàu khách đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Lắp đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu trên đầu máy, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Lắp thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
MỤC 3 : XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm việc trên tàu mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà sử dụng giấy phép lái tàu quá hạn hoặc giấy phép lái tàu không phù hợp với phương tiện điều khiển.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, giấy phép lái tàu giả hoặc không có giấy phép lái tàu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, giấy phép lái tàu giả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với nhân viên đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để người đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đu bám ngoài thành toa xe, đầu máy, chỗ nối hai đầu toa xe;
b) Để người bán hàng rong trên tàu;
c) Cho người đi trên tàu hàng trái quy định;
d) Để người lên, xuống tàu khi tàu đang chạy.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm tra, phát hiện kịp thời những hư hỏng của hầm, cầu, đường sắt hoặc đã phát hiện mà không có biện pháp xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo người có thẩm quyền giải quyết dẫn đến mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Không tuân thủ quy trình tác nghiệp kỹ thuật gây chậm tàu.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để hàng hóa trên toa xe quá tải trọng quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp kỹ thuật gây mất an toàn giao thông đường sắt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa người vi phạm tới vị trí an toàn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa xuống khỏi phương tiện số hàng hóa chở quá tải trọng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 20. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lái tàu và phụ lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Rời vị trí lái máy khi đầu máy đang hoạt động;
b) Chở người không có trách nhiệm hoặc chở hàng hóa trên đầu máy.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phụ lái tàu không thực hiện đúng chế độ hô đáp, không giám sát tốc độ chạy tàu, không quan sát tín hiệu, biển báo, biển hiệu để báo cho lái tàu dẫn đến lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;
b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;
c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;
b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;
c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ 5% đến 10%.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ trên 10% đến 20%.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định trên 20%.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lái tàu và phụ lái tàu điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà trong máu có độ cồn vượt quá 80miligam/100mililít máu hoặc 40miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 ngày đến 180 ngày đối với lái tàu vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 ngày đến 180 ngày đối với phụ lái tàu (nếu có giấy phép) vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhân viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy phép phù hợp với chức danh mà nhân viên đó đang đảm nhận.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định;
b) Không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 90 ngày đến 270 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi biết tai nạn xảy ra trên đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm mà không phát hiện kịp thời chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
c) Khi nhận được tin báo về tai nạn đường sắt không đến ngay hiện trường để giải quyết;
d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;
đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;
e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn;
b) Lợi dụng tai nạn để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn;
c) Gây tai nạn mà cố ý bỏ trốn;
d) Trốn tránh, không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;
b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;
c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố và nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;
d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.
Điều 24. Vi phạm quy định về tín hiệu giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đặt, đặt không đúng, không duy trì biển báo hiệu theo quy định;
b) Không có đủ tín hiệu hoặc tín hiệu không hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện, thực hiện không đúng hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt biển báo hiệu đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bổ sung đủ tín hiệu và bảo đảm tín hiệu hoạt động đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về lập tàu, thử hãm
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập tàu không đúng quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt;
b) Lập tàu có ghép nối toa xe không đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật;
c) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại và hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu mà không đủ áp lực hãm theo quy định;
b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định.
Điều 26. Vi phạm quy định về dồn tàu
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép.
2. Vượt quá tốc độ dồn cho phép.
3. Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù các toa xe có ghi "cấm phóng" và các toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại các ga có quy định cấm dồn phóng.
4. Dồn phóng vào các đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp, dỡ hàng, vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn.
5. Để toa xe vượt khỏi mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.
6. Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền.
7. Dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa được phép của nhân viên điều độ chạy tàu.
Điều 27. Vi phạm quy định về chạy tàu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trực ban chạy tàu, lái tàu có hành vi không ký xác nhận trong tồn căn cảnh báo.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu cho tàu chạy lùi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu;
b) Khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều;
c) Tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh;
d) Tàu đã xin cứu viện;
đ) Tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu có hành vi cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu 180 ngày đối với lái tàu, phụ lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về đón, gửi tàu
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Tổ chức đón tàu vào đường không thanh thoát mà không áp dụng các biện pháp an toàn theo quy định.
2. Đón, gửi nhầm tàu.
3. Gửi tàu mà không thu chìa khóa ghi hoặc không áp dụng các biện pháp khống chế ghi.
Điều 29. Vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;
b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền mà đã cho tàu chạy.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu chạy vượt qua tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga;
b) Không dừng tàu khi tàu đã đè lên pháo phòng vệ và pháo phòng vệ đã nổ bình thường;
c) Tiếp tục cho tàu chạy khi nhận được tín hiệu ngừng tàu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu từ 90 ngày đến 180 ngày đối với lái tàu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Phát mệnh lệnh liên quan đến chạy tàu không đúng thẩm quyền.
2. Không phát lệnh cho trực ban chạy tàu ga cấp cảnh báo kịp thời cho lái tàu.
3. Không phát lệnh phong tỏa khu gian theo quy định để tổ chức thi công, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, để tổ chức chạy tàu cứu viện, tàu công trình vào khu gian cần phải phong tỏa.
4. Không kịp thời phát các mệnh lệnh thuộc thẩm quyền quy định gây chậm tàu, ách tắc giao thông.
Điều 31. Vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đã đóng;
b) Không tuân theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu hoặc chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn;
b) Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho đơn vị quản lý đường ngang, không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường ngang.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ra.
Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi vi phạm sau đây:
a) Đi, đứng, nằm, ngồi trong hầm đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ;
b) Vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
d) Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
b) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
b) Để phương tiện giao thông đường bộ vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác gây tai nạn cho tàu hoặc người đi trên tàu.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Người vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này phải về vị trí quy định theo hướng dẫn của nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu;
b) Buộc đưa phương tiện vận tải thủy, bè, mảng ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đưa phương tiện giao thông đường bộ ra khỏi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.
MỤC 5: XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
Điều 33. Vi phạm về điều kiện kinh doanh
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt không bảo đảm điều kiện kinh doanh đường sắt theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người thuê vận tải hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định;
b) Vận chuyển hàng nguy hiểm trái quy định;
c) Vận chuyển động vật sống, động vật hoang dã trái quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đưa tử thi, hài cốt, động vật sống, động vật hoang dã, hàng nguy hiểm xuống tàu, ra ga để xử lý theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 35. Vi phạm về làm, sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhân viên bán vé của các nhà ga, nhân viên bán vé trên tàu, các đại lý bán vé tàu bán vé tàu trái quy định;
b) Mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm vé tàu giả;
b) Vận chuyển vé tàu giả;
c) Bán vé tàu giả.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ số vé tàu hiện có đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện dùng để làm, vận chuyển và bán vé tàu giả và toàn bộ số vé tàu giả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 6: XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HÀNH VI VI PHẠM KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;
b) Không chấp hành nội quy đi tàu.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống khi tàu đang chạy.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây rối trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;
b) Đe dọa xâm phạm, xâm phạm sức khỏe, tài sản của hành khách và nhân viên đường sắt đang thi hành nhiệm vụ;
c) Mang theo động vật có dịch bệnh, động vật hoang dã vào ga, lên tàu;
d) Mang theo tử thi, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí vào ga, lên tàu trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đưa tử thi, hài cốt, động vật có dịch bệnh, động vật hoang dã, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí xuống tàu, ra ga để xử lý theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 37. Xử phạt người vi phạm có hành vi cản trở hoặc đưa tiền cho người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Số hiệu: 44/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/04/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 21/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 4. Hình thức xử phạt hành chính
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Điều 6. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt
- Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
- Điều 8. Giải thích từ ngữ
- Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 10. Vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 11. Vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
- Điều 12. Vi phạm quy định quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt khi thi công công trình đường sắt
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 15. Vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 16. Vi phạm quy định về thiết bị phanh, hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 17. Vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 18. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 19. Xử phạt đối với nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu, dưới ga, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 20. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 22. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 23. Vi phạm quy định về phòng ngừa, khắc phục và giải quyết sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 24. Vi phạm quy định về tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 25. Vi phạm quy định về lập tàu, thử hãm
- Điều 26. Vi phạm quy định về dồn tàu
- Điều 27. Vi phạm quy định về chạy tàu
- Điều 28. Vi phạm quy định về đón, gửi tàu
- Điều 29. Vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 30. Vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
- Điều 31. Vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm
- Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
- Điều 33. Vi phạm về điều kiện kinh doanh
- Điều 34. Vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 35. Vi phạm về làm, sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu
- Điều 36. Vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 37. Xử phạt người vi phạm có hành vi cản trở hoặc đưa tiền cho người thi hành công vụ
- Điều 38. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về giao thông vận tải đường sắt
- Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải
- Điều 43. Trình tự, thủ tục xử phạt
- Điều 44. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 45. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính
- Điều 46. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính