Chương 3 Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
Chương 3 : THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 38. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử phạt;
c) Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Nếu các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về giao thông vận tải đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Lực lượng cảnh sát nhân dân có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt được quy định tại Nghị định này.
3. Thanh tra giao thông đường sắt có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
4. Thanh tra giao thông vận tải ở địa phương (Thanh tra Sở) có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này đối với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia; xử phạt các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đối với đường sắt quốc gia.
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình đường sắt; đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền như sau:
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Trưởng công an cấp xã được áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
4. Trưởng công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
5. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự thuộc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ các công trình đường sắt; đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình đường sắt; đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Điều 43. Trình tự, thủ tục xử phạt
Trình tự, thủ tục xử phạt hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt phải tuân theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 44. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định này có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 46 và khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 45. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt bị áp dụng hình thức phạt tiền thì phải nộp tiền phạt tại nơi thu tiền nộp phạt ghi trong quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Điều 46. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Số hiệu: 44/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/04/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 21/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 4. Hình thức xử phạt hành chính
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- Điều 6. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt
- Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
- Điều 8. Giải thích từ ngữ
- Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 10. Vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
- Điều 11. Vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
- Điều 12. Vi phạm quy định quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt khi thi công công trình đường sắt
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 15. Vi phạm quy định về thông tin, chỉ dẫn cần thiết đối với phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 16. Vi phạm quy định về thiết bị phanh, hãm, ghép nối đầu máy, toa xe
- Điều 17. Vi phạm quy định về trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 18. Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 19. Xử phạt đối với nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ trên tàu, dưới ga, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 20. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
- Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
- Điều 22. Xử phạt cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn
- Điều 23. Vi phạm quy định về phòng ngừa, khắc phục và giải quyết sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 24. Vi phạm quy định về tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 25. Vi phạm quy định về lập tàu, thử hãm
- Điều 26. Vi phạm quy định về dồn tàu
- Điều 27. Vi phạm quy định về chạy tàu
- Điều 28. Vi phạm quy định về đón, gửi tàu
- Điều 29. Vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
- Điều 30. Vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
- Điều 31. Vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm
- Điều 32. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt
- Điều 33. Vi phạm về điều kiện kinh doanh
- Điều 34. Vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 35. Vi phạm về làm, sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu
- Điều 36. Vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
- Điều 37. Xử phạt người vi phạm có hành vi cản trở hoặc đưa tiền cho người thi hành công vụ
- Điều 38. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm về giao thông vận tải đường sắt
- Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải
- Điều 43. Trình tự, thủ tục xử phạt
- Điều 44. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 45. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính
- Điều 46. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính