Điều 5 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.
2. Lưu thông, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không an toàn và không thuộc Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
3. Chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, biếu tặng, cất giấu hoặc sở hữu trái phép vật liệu nổ công nghiệp.
4. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật, xâm hại sức khoẻ con người, huỷ hoại môi trường sinh thái, gây nguy hại đến an ninh, an toàn, trật tự xã hội.
5. Sử dụng người chưa đủ tuổi thành niên, người không có chứng nhận nhân thân hợp lệ, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích tham gia các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp.
7. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vật liệu nổ công nghiệp. Không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố vật liệu nổ công nghiệp.
8. Những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 39/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 229 đến số 230
- Ngày hiệu lực: 22/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
- Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
- Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
- Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
- Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
- Điều 28. Đối tượng huấn luyện
- Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 47. Xử lý vi phạm