Chương 4 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp sau đây:
2. Xây dựng, sửa đổi và công bố Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam. Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, kiểm tra kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố.
5. Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi cả nước.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
7. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
2. Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ, quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn phù hợp với quy định pháp luật và tình hình của địa phương. Tổ chức triển khai tại địa phương việc ứng phó sự cố vật liệu nổ công nghiệp trên đường vận chuyển và tại khu vực bảo quản, bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
2. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Uỷ ban thực hiện quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương.
Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phân công, phân cấp.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 39/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 229 đến số 230
- Ngày hiệu lực: 22/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
- Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
- Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
- Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
- Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
- Điều 28. Đối tượng huấn luyện
- Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 47. Xử lý vi phạm