Mục 5 Chương 2 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
Mục 5. SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Ngoài các quyền và nghĩa vụ khác do luật pháp quy định, tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp đã có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp. Vật liệu nổ công nghiệp thừa, sử dụng không hết phải bán lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp.
2. Thực hiện việc bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn.
3. Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn; quy định cụ thể trong thiết kế, phương án nổ mìn các biện pháp an toàn, bảo vệ canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và các nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.
Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 39/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 229 đến số 230
- Ngày hiệu lực: 22/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
- Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
- Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
- Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
- Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
- Điều 28. Đối tượng huấn luyện
- Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 47. Xử lý vi phạm