Mục 7 Chương 2 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
1. Dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Dịch vụ nổ mìn địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa;
c) Dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và khu vực.
2. Số lượng, phạm vi, quy mô của các tổ chức dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của các hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương.
3. Trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở các khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội.
Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
1. Là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn. Tổ chức cung ứng dịch vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 phải là doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
Ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ.
2. Không được thuê nhiều tổ chức dịch vụ cùng cung ứng một loại dịch vụ tại một vị trí, địa điểm.
3. Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 39/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 229 đến số 230
- Ngày hiệu lực: 22/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
- Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
- Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
- Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
- Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
- Điều 28. Đối tượng huấn luyện
- Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 47. Xử lý vi phạm