Mục 8 Chương 2 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
Mục 8. HUẤN LUYỆN VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn.
3. Thủ kho, người điều khiển phương tiện, người áp tải vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
4. Người phục vụ trực tiếp các hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, bao gồm việc bảo vệ, canh gác, bốc xếp hoặc các hoạt động khác tại nơi nổ mìn không liên quan đến việc đấu lắp, kiểm tra mạng nổ, kích nổ.
Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Các đối tượng quy định tại
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu quy định tại Chương II Nghị định này, tương ứng với loại hoạt động đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
Bộ Công Thương quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và dịch vụ nổ mìn cho các đối tượng quy định tại
Bộ Công an quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Bộ Quốc phòng quy định chi tiết hồ sơ các văn bản chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết biên nhận cho người nộp hồ sơ. Giấy biên nhận phải có nội dung nêu rõ tình trạng hồ sơ, các yêu cầu bổ sung, chỉnh lý hồ sơ nếu có.
6. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Giấy chứng nhận, Giấy phép gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
b) Địa điểm, phạm vi hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Loại hình hoạt động, số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu an ninh, an toàn quy định trong Nghị định này và tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
đ) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
3. Thời hạn của Giấy phép quy định như sau:
b) Theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 (hai) năm đối với Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, nghiên cứu thử nghiệm, hoạt động dầu khí và Giấy phép dịch vụ nổ mìn.
c) Theo thời hạn đề nghị trong hồ sơ nhưng không quá 03 (ba) tháng đối với Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành vật liệu nổ công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và Giấy phép dịch vụ nổ mìn; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức là doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối do các Bộ, ngành Trung ương hoặc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu vốn, các doanh nghiệp hoạt động dầu khí, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức còn lại, thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này đã được cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, khi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công Thương cấp trước đây đã hết hạn.
3. Bộ Công an quy định cơ quan cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
4. Bộ Quốc phòng quy định cơ quan cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Một tháng trước ngày Giấy phép hết hạn, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải làm đơn đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại
b) Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định của Giấy chứng nhận, Giấy phép;
c) Vi phạm quy định trong Giấy chứng nhận, Giấy phép mà không khắc phục trong thời hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận, Giấy phép; tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nghị định này và quy định của tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
e) Chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp,
g) Giấy chứng nhận, Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận Giấy phép đã cấp. Tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận, Giấy phép và toàn bộ bản sao Giấy chứng nhận, Giấy phép hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang tin điện tử (Website) chính thức các thông tin cần thiết về nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép đã cấp, trừ các thông tin liên quan đến bí mật an ninh, quốc phòng theo quy định pháp luật. Các thông tin đã công bố có giá trị pháp lý như thông tin gốc trong hồ sơ lưu trữ tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.
2. Các cơ quan có chức năng quản lý liên quan không được yêu cầu tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép phải báo cáo, thông báo hoặc cung cấp những thông tin đã công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Giấy chứng nhận, Giấy phép không có giá trị chuyển nhượng.
2. Giấy chứng nhận, Giấy phép phải được lưu giữ tại trụ sở chính theo đăng ký của tổ chức được cấp.
3. Chậm nhất 03 (ba) ngày trước khi bắt đầu thực hiện hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tổ chức được cấp Giấy phép phải đăng ký với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tiến hành hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm bản sao Giấy phép sử dụng, danh sách chỉ huy nổ mìn và người trực tiếp liên quan, thiết kế hoặc phương án nổ mìn, thời gian, thời điểm tiến hành;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xác nhận đăng ký cho tổ chức đề nghị đăng ký. Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do;
c) Tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Bộ Công Thương quy định cụ thể mẫu Giấy xác nhận đăng ký.
Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 39/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 229 đến số 230
- Ngày hiệu lực: 22/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
- Điều 7. Yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
- Điều 8. Hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Yêu cầu về công tác huấn luyện
- Điều 10. Đăng ký địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Quản lý tiền chất thuốc nổ
- Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 25. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 26. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
- Điều 28. Đối tượng huấn luyện
- Điều 29. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 35. Nội dung, thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 36. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 37. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 38. Công bố và cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 39. Quản lý và đăng ký Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước vật liệu nổ công nghiệp của Bộ Công Thương
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 46. Thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 47. Xử lý vi phạm