Mục 2 Chương 5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Mục 2. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN
Điều 68. Trình bày bố cục của văn bản
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;
đ) Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;
e) Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;
g) Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.
2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt.
3. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, cần quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản.
Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.
Điều 70. Trình bày số, đơn vị đo lường trong văn bản
1. Số trong văn bản phải được thể hiện bằng số Ả Rập và được chú thích bằng chữ ngay sau phần số, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số ở phần mở đầu, phần kết thúc văn bản; số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm, số chỉ số lượng của đơn vị đo lường được thể hiện bằng số Ả Rập.
3. Tên, ký hiệu và cách thức trình bày của các đơn vị đo lường được thực hiện theo quy định pháp luật về đo lường.
4. Ký hiệu, công thức trong văn bản phải được sử dụng bằng ký hiệu và có phần chú giải kèm theo.
Điều 71. Trình bày thời hạn, thời điểm
1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời hạn được trình bày bằng số chỉ độ dài của thời hạn và đơn vị thời hạn.
2. Trường hợp thời điểm được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời điểm được trình bày bằng số chỉ thời điểm và đơn vị thời điểm.
3. Đơn vị thời hạn, đơn vị thời điểm được thể hiện bằng chữ và được trình bày liền sau số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm.
1. Trường hợp văn bản được ban hành có nội dung sửa đổi, bổ sung phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm, cụm từ của các văn bản khác thì các nội dung này được trình bày tại chương hoặc điều về điều khoản thi hành. Nội dung sửa đổi, bổ sung có thể bố cục thành các điều, khoản, điểm tùy theo phạm vi và mức độ sửa đổi, bổ sung.
2. Tại nội dung sửa đổi, bổ sung phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Điều 73. Trình bày quy định chuyển tiếp
Quy định chuyển tiếp được quy định thành điều riêng tại phần cuối của văn bản, được đặt tên là “Quy định chuyển tiếp” hoặc quy định thành khoản riêng tại các điều cần phải có quy định chuyển tiếp hoặc quy định thành khoản riêng tại điều quy định về hiệu lực thi hành.
Điều 74. Trình bày quy định về hiệu lực thi hành
1. Hiệu lực thi hành của văn bản phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản.
2. Tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ phải được liệt kê cụ thể tại điều quy định về hiệu lực thi hành của văn bản. Trường hợp có nhiều văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ thì có thể lập danh mục ban hành kèm theo.
Điều 75. Kỹ thuật viện dẫn văn bản
2. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục của một văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định cụ thể phần, chương, mục, tiểu mục của văn bản đó.
3. Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ đơn vị bố cục phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
4. Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn từ khoản, điểm này đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, điều này đến mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Điều 76. Khổ giấy, định lề trang văn bản, phông chữ, đánh số trang văn bản
Khổ giấy, định lề trang văn bản được thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
Trang của văn bản được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản. Số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục.
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Số hiệu: 34/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 365 đến số 366
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 5. Xây dựng nội dung của chính sách
- Điều 6. Đánh giá tác động của chính sách
- Điều 7. Phương pháp đánh giá tác động của chính sách
- Điều 8. Trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách
- Điều 9. Sử dụng thông tin khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách
- Điều 10. Trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 11. Sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 12. Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh
- Điều 13. Trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có liên quan trong việc thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 15. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 16. Báo cáo thẩm định
- Điều 17. Trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 18. Thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Điều 19. Gửi và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
- Điều 20. Trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Điều 21. Trình Chính phủ dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Điều 22. Hoàn thiện đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sau khi Chính phủ thông qua
- Điều 23. Trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Điều 24. Đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 26. Thành lập và hoạt động của Ban soạn thảo
- Điều 27. Thành lập Tổ biên tập
- Điều 28. Trách nhiệm đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết
- Điều 29. Trách nhiệm xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc xây dựng văn bản quy định chi tiết
- Điều 30. Trách nhiệm xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc ban hành nghị định của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, thay thế, bãi bỏ
- Điều 31. Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 32. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 33. Xử lý hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 34. Chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi Chính phủ cho ý kiến
- Điều 35. Chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình
- Điều 36. Soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 37. Đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 38. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 39. Đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 41. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo
- Điều 42. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thẩm định
- Điều 43. Thành lập Hội đồng thẩm định
- Điều 44. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
- Điều 45. Báo cáo thẩm định
- THẨM ĐỊNH DỰ THẢO THÔNG TƯ DO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ THỰC HIỆN
- Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 47. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 48. Thẩm định dự thảo thông tư
- THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO SỞ TƯ PHÁP THỰC HIỆN
- Điều 49. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Điều 50. Thành lập và hoạt động của Hội đồng tư vấn thẩm định
- Điều 51. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định
- Điều 52. Báo cáo thẩm định
- THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO PHÒNG TƯ PHÁP THỰC HIỆN
- Điều 53. Trách nhiệm của Phòng Tư pháp
- Điều 54. Tổ chức thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- TRÌNH BÀY PHẦN MỞ ĐẦU
- Điều 55. Phần mở đầu của văn bản
- Điều 56. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Điều 57. Tên cơ quan ban hành văn bản
- Điều 58. Số, ký hiệu văn bản
- Điều 59. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Điều 60. Tên văn bản
- Điều 61. Căn cứ ban hành văn bản
- TRÌNH BÀY PHẦN NỘI DUNG VĂN BẢN
- Điều 62. Bố cục của văn bản
- Điều 63. Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác
- TRÌNH BÀY PHẦN KẾT THÚC VĂN BẢN
- Điều 64. Trình bày phần kết thúc của văn bản
- Điều 65. Trình bày chữ ký văn bản
- Điều 66. Dấu của cơ quan ban hành văn bản
- Điều 67. Nơi nhận
- Điều 68. Trình bày bố cục của văn bản
- Điều 69. Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
- Điều 70. Trình bày số, đơn vị đo lường trong văn bản
- Điều 71. Trình bày thời hạn, thời điểm
- Điều 72. Trình bày các nội dung sửa đổi, bổ sung tại chương hoặc điều quy định về điều khoản thi hành
- Điều 73. Trình bày quy định chuyển tiếp
- Điều 74. Trình bày quy định về hiệu lực thi hành
- Điều 75. Kỹ thuật viện dẫn văn bản
- Điều 76. Khổ giấy, định lề trang văn bản, phông chữ, đánh số trang văn bản
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
- Điều 77. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 78. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 79. Cách đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung và trật tự các điều, khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU VĂN BẢN
- Điều 80. Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 81. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 82. Hình thức Công báo
- Điều 83. Nguyên tắc đăng văn bản trên Công báo
- Điều 84. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Công báo và cơ quan ban hành văn bản trong việc gửi đăng Công báo
- Điều 85. Văn bản đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Điều 86. Văn bản đăng trên Công báo cấp tỉnh
- Điều 87. Giá trị pháp lý của văn bản đăng trên Công báo
- Điều 88. Mục lục Công báo
- Điều 89. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo
- Điều 90. Văn bản gửi đăng Công báo
- Điều 91. Tiếp nhận văn bản, đăng Công báo
- Điều 92. Thời hạn đăng văn bản trên Công báo
- Điều 93. Gửi, tiếp nhận, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Điều 94. Đính chính văn bản đăng Công báo
- Điều 95. Xuất bản, phát hành Công báo in
- Điều 96. Niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 97. Thời hạn niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 98. Địa điểm niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 99. Giá trị của văn bản niêm yết
- Điều 100. Đính chính văn bản niêm yết
- Điều 101. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số
- Điều 102. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
- Điều 103. Văn bản được kiểm tra, xử lý
- Điều 104. Nội dung kiểm tra văn bản
- Điều 105. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản
- Điều 106. Phương thức kiểm tra văn bản
- Điều 107. Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra
- Điều 108. Kiến nghị xử lý đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật
- Điều 109. Công bố kết quả xử lý văn bản
- Điều 110. Hồ sơ kiểm tra văn bản
- THẨM QUYỀN KIỂM TRA VĂN BẢN
- Điều 113. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Điều 114. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 115. Trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
- Điều 116. Kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực
- Điều 117. Kiểm tra văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
- THẨM QUYỀN XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
- Điều 118. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản trái pháp luật
- Điều 119. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật
- Điều 120. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xử lý văn bản trái pháp luật
- THỦ TỤC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
- Điều 121. Thời gian gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra
- Điều 122. Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
- Điều 123. Thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
- Điều 124. Thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
- Điều 125. Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật
- KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ CHỨA QUY PHẠM PHÁP LUẬT BAN HÀNH KHÔNG ĐÚNG HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN
- Điều 126. Văn bản được kiểm tra
- Điều 127. Trách nhiệm xử lý văn bản
- Điều 128. Thẩm quyền và thủ tục kiểm tra, xử lý
- XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
- Điều 129. Kết luận kiểm tra văn bản trái pháp luật
- Điều 130. Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật
- Điều 131. Nhiệm vụ của cơ quan, người ban hành văn bản được kiểm tra
- Điều 132. Quyền hạn của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra
- Điều 133. Những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra
- Điều 134. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật
- Điều 135. Chế độ báo cáo
- Điều 136. Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản
- Điều 137. Văn bản được rà soát, hệ thống hóa
- Điều 138. Nguyên tắc rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 139. Trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 140. Kiến nghị rà soát văn bản
- Điều 141. Nguồn văn bản rà soát, hệ thống hóa
- Điều 142. Căn cứ rà soát văn bản
- Điều 143. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
- Điều 144. Sử dụng kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 145. Xác định văn bản là căn cứ để rà soát và văn bản cần rà soát
- Điều 146. Xác định tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ rà soát văn bản
- Điều 147. Nội dung rà soát theo căn cứ là văn bản
- Điều 148. Nội dung rà soát theo căn cứ là tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 149. Trình tự rà soát theo căn cứ là văn bản
- Điều 150. Trình tự rà soát theo căn cứ là tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 151. Lập Phiếu rà soát văn bản
- Điều 152. Lập hồ sơ rà soát văn bản
- Điều 153. Lấy ý kiến và hoàn thiện hồ sơ rà soát văn bản
- Điều 154. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản
- Điều 155. Rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
- Điều 156. Rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 157. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực
- Điều 158. Xử lý văn bản được phát hiện trái pháp luật tại thời điểm ban hành
- Điều 159. Tổng rà soát hệ thống văn bản
- Điều 160. Quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 161. Kế hoạch rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 162. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 163. Công bố kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản; rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 164. Định kỳ hệ thống hóa văn bản
- Điều 165. Nội dung hệ thống hóa văn bản
- Điều 166. Kế hoạch hệ thống hóa văn bản
- Điều 167. Trình tự hệ thống hóa văn bản
- Điều 168. Tiêu chí sắp xếp văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản và các danh mục văn bản
- Điều 169. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hệ thống hóa văn bản
- Điều 172. Cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 173. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 174. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 175. Sử dụng chuyên gia
- Điều 176. Sử dụng cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 177. Hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật
- Điều 178. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 179. Nguồn kinh phí
- Điều 180. Nguyên tắc bảo đảm kinh phí
- Điều 181. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước cấp kinh phí
- Điều 182. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 183. Trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 184. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm các điều kiện cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 185. Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 186. Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 187. Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác Công báo
- Điều 188. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 189. Hiệu lực thi hành