Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
1. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.
3. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần.
4. Thời điểm hưởng:
a) Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;
b) Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
5. Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:
a) Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
b) Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:
Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.
Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.
Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.
Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- Số hiệu: 31/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/04/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 203 đến số 204
- Ngày hiệu lực: 01/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Những trường hợp không áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Điều kiện xác nhận
- Điều 6. Căn cứ xác nhận
- Điều 7. Thủ tục hồ sơ
- Điều 8. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 9. Chế độ ưu đãi
- Điều 10. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
- Điều 11. Điều kiện xác nhận
- Điều 12. Căn cứ xác nhận
- Điều 13. Thủ tục hồ sơ
- Điều 14. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 15. Chế độ ưu đãi
- Điều 16. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
- Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
- Điều 18. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp giấy báo tử và xác nhận liệt sĩ
- Điều 19. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng
- Điều 21. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
- Điều 27. Điều kiện xác nhận
- Điều 28. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận bị thương và Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh
- Điều 29. Hồ sơ hưởng chế độ thương binh
- Điều 30. Giám định lại thương tật
- Điều 31. Chế độ ưu đãi
- Điều 32. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết
- Điều 33. Điều kiện xác nhận
- Điều 34. Trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận bệnh tật và Giấy chứng nhận bệnh binh
- Điều 35. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 36. Chế độ ưu đãi
- Điều 37. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết
- Điều 38. Đối tượng xác nhận
- Điều 39. Điều kiện xác nhận
- Điều 40. Trách nhiệm xác nhận
- Điều 41. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 42. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 43. Chế độ trợ cấp người phục vụ
- Điều 44. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 45. Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 46. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 47. Chế độ trợ cấp hàng tháng
- Điều 48. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết
- Điều 53. Chế độ chăm sóc sức khỏe
- Điều 54. Chế độ ưu đãi trong giáo dục
- Điều 55. Chế độ ưu đãi về nhà ở
- Điều 56. Trách nhiệm tìm kiếm, quy tập
- Điều 57. Nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập
- Điều 58. An táng hài cốt liệt sĩ
- Điều 59. Xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 60. Công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 61. Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 62. Mộ liệt sĩ
- Điều 63. Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 66. Xử lý đối với người vi phạm pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
- Điều 67. Xử lý đối với người đang hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh mà phạm tội
- Điều 68. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Bộ Quốc phòng
- Điều 70. Bộ Công an
- Điều 71. Bộ Tài chính
- Điều 72. Bộ Y tế
- Điều 73. Bộ Xây dựng
- Điều 74. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 75. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 76. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 77. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 78. Bộ Nội vụ