Mục 8 Chương 2 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
MỤC 8. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC
1. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
4. Thanh niên xung phong tập trung.
5. Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:
a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định.
1. Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ, tổ chức giám định, cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1,
2. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4,
a) Giám đốc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận bệnh tật; dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học;
b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Điều 41. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học.
2. Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.
3. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
4. Giấy chứng nhận bệnh tật; dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1,
5. Quyết định trợ cấp, phụ cấp của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 42. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, cụ thể như sau:
a) Suy giảm khả năng lao động từ 21% - 40%: Mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60%: Mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn;
c) Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%: Mức trợ cấp bằng 1,78 lần mức chuẩn;
d) Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Mức trợ cấp bằng 2,28 lần mức chuẩn.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81 % trở lên được hưởng phụ cấp như bệnh binh cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn.
4. Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Trường hợp con đẻ từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì không hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công từ trần.
a) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng theo chế độ hiện hưởng;
b) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
Sau ngày 31 tháng 12 năm 2013, những trường hợp không giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%;
d) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động, dưới 81% đồng thời sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do nhiễm chất độc hóa học mà giám định không kết luận được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hoặc kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do nhiễm chất độc hóa học dưới 61% thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
7. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 43. Chế độ trợ cấp người phục vụ
1. Mức trợ cấp bằng một lần mức chuẩn.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được xác nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì thời điểm hưởng trợ cấp người phục vụ từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
3. Hồ sơ hưởng trợ cấp
a) Quyết định trợ cấp, phụ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
b) Quyết định trợ cấp người phục vụ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học của bố hoặc mẹ hoặc bản sao quyết định trợ cấp, phụ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của bố hoặc mẹ.
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
4. Giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế.
5. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 45. Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hàng tháng
Mức 1: Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, mức trợ cấp bằng một lần mức chuẩn.
Mức 2: Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, mức trợ cấp bằng 0,6 lần mức chuẩn.
Thời điểm hưởng trợ cấp từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
2. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật.
3. Khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này chết thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- Số hiệu: 31/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/04/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 203 đến số 204
- Ngày hiệu lực: 01/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Những trường hợp không áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Điều kiện xác nhận
- Điều 6. Căn cứ xác nhận
- Điều 7. Thủ tục hồ sơ
- Điều 8. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 9. Chế độ ưu đãi
- Điều 10. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
- Điều 11. Điều kiện xác nhận
- Điều 12. Căn cứ xác nhận
- Điều 13. Thủ tục hồ sơ
- Điều 14. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 15. Chế độ ưu đãi
- Điều 16. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
- Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
- Điều 18. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp giấy báo tử và xác nhận liệt sĩ
- Điều 19. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng
- Điều 21. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
- Điều 27. Điều kiện xác nhận
- Điều 28. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận bị thương và Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh
- Điều 29. Hồ sơ hưởng chế độ thương binh
- Điều 30. Giám định lại thương tật
- Điều 31. Chế độ ưu đãi
- Điều 32. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết
- Điều 33. Điều kiện xác nhận
- Điều 34. Trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận bệnh tật và Giấy chứng nhận bệnh binh
- Điều 35. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 36. Chế độ ưu đãi
- Điều 37. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết
- Điều 38. Đối tượng xác nhận
- Điều 39. Điều kiện xác nhận
- Điều 40. Trách nhiệm xác nhận
- Điều 41. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 42. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 43. Chế độ trợ cấp người phục vụ
- Điều 44. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 45. Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 46. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 47. Chế độ trợ cấp hàng tháng
- Điều 48. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết
- Điều 53. Chế độ chăm sóc sức khỏe
- Điều 54. Chế độ ưu đãi trong giáo dục
- Điều 55. Chế độ ưu đãi về nhà ở
- Điều 56. Trách nhiệm tìm kiếm, quy tập
- Điều 57. Nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập
- Điều 58. An táng hài cốt liệt sĩ
- Điều 59. Xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 60. Công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 61. Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 62. Mộ liệt sĩ
- Điều 63. Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ
- Điều 66. Xử lý đối với người vi phạm pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
- Điều 67. Xử lý đối với người đang hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh mà phạm tội
- Điều 68. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Bộ Quốc phòng
- Điều 70. Bộ Công an
- Điều 71. Bộ Tài chính
- Điều 72. Bộ Y tế
- Điều 73. Bộ Xây dựng
- Điều 74. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 75. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 76. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 77. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 78. Bộ Nội vụ