Chương 1 Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ) thành lập tại Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Công dân tổ chức Việt Nam trong việc thành lập quỹ;
b) Công dân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ.
3. Nghị định này không áp dụng đối với các quỹ mà pháp luật đã có quy định riêng.
Điều 2. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Quỹ”: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại
2. “Quỹ xã hội”: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
3. “Quỹ từ thiện”: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
4. “Không vì lợi nhuận”: Là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận.
5. “Góp tài sản”: Là việc chuyển quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức dưới hình thức hợp đồng, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác theo quy định pháp luật vào quỹ để làm tài sản của quỹ và thực hiện các mục đích theo quy định tại
6. “Tài sản”: Bao gồm hiện vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
7. “Tổ chức Việt Nam”: Là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác có đủ các điều kiện của một pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
1. Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ.
5. Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
1. Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Được Nhà nước cấp kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
3. Việc đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức cho quỹ được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ
1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Quỹ được chọn tên và biểu tượng, tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;
b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tên quỹ phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc phiên âm ra tiếng Việt.
3. Trụ sở giao dịch của quỹ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập quỹ để thực hiện các hành vi:
a) Tư lợi hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại diện đoàn kết dân tộc;
b) Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc;
c) Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
2. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
- Số hiệu: 30/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/04/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 345 đến số 346
- Ngày hiệu lực: 01/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
- Điều 6. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Điều kiện thành lập quỹ
- Điều 9. Sáng lập viên thành lập quỹ
- Điều 10. Công dân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
- Điều 11. Thành lập quỹ theo di chúc hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền
- Điều 12. Tài sản đóng góp thành lập quỹ
- Điều 13. Hồ sơ thành lập quỹ
- Điều 14. Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ
- Điều 15. Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ
- Điều 17. Thu hồi giấy phép thành lập và con dấu của quỹ
- Điều 18. Thủ tục thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
- Điều 19. Công bố việc thành lập quỹ
- Điều 20. Chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ của sáng lập viên
- Điều 21. Điều kiện để quỹ được hoạt động
- Điều 22. Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 23. Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 24. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 25. Giám đốc quỹ
- Điều 26. Phụ trách kế toán của quỹ
- Điều 27. Ban Kiểm soát quỹ
- Điều 28. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
- Điều 29. Thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ
- Điều 30. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
- Điều 31. Tài sản, tài chính của quỹ
- Điều 32. Nguồn thu của quỹ
- Điều 33. Sử dụng quỹ
- Điều 34. Chi hoạt động quản lý quỹ
- Điều 35. Quản lý tài sản, tài chính quỹ
- Điều 36. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ
- Điều 37. Tạm đình chỉ hoạt động quỹ
- Điều 38. Giải thể quỹ
- Điều 39. Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, tạm đình chỉ và giải thể quỹ
- Điều 40. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý quỹ trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ
- Điều 41. Khiếu nại, tố cáo