Điều 9 Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
Điều 9. Quy định đối với kiến trúc đô thị
1. Khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định tại Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các địa phương.
2. Không được tạo thêm kết cấu bằng bất kỳ loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích hoặc xây dựng cơi nới, chiếm dụng không gian đô thị. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.
3. Kiến trúc đô thị xây dựng mới theo quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc khi được phép chỉnh trang, cải tạo phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, phù hợp với không gian xung quanh, đặc biệt đối với các công trình có mặt đứng đối diện với đường phố, mặt biển, sông, kênh, rạch, hồ nước.
4. Phần đất còn lại khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch phải có đủ diện tích, hình dạng theo quy định của Luật Xây dựng và Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của chính quyền địa phương mới được cấp phép xây dựng.
5. Khi cải tạo, chỉnh trang, phục hồi, duy tu các công trình cổ không được dùng vật liệu khác biệt về tính chất, màu sắc để thay thế vật liệu vốn có của công trình đó.
6. Đối với các công trình kiến trúc xây dựng mới trong khu vực đã được công nhận là di sản kiến trúc phải sử dụng các loại vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình vốn có của khu vực.
7. Mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ con người.
Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
- Số hiệu: 29/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu của kiến trúc đô thị
- Điều 5. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 6. Tính thống nhất và vai trò tham mưu, tư vấn chuyên môn trong quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 7. Thi tuyển và lấy ý kiến về phương án thiết kế công trình kiến trúc xây dựng
- Điều 8. Quản lý, lưu trữ tài liệu liên quan đến kiến trúc đô thị
- Điều 9. Quy định đối với kiến trúc đô thị
- Điều 10. Các quy định đối với tổ hợp kiến trúc đô thị
- Điều 11. Quy định đối với cảnh quan đô thị
- Điều 12. Quy định về quảng cáo trong đô thị
- Điều 13. Quy định về nhà ở đô thị
- Điều 14. Quy định đối với công trình cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị
- Điều 15. Quy định đối với công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị
- Điều 16. Quy định về công trình giao thông trong đô thị
- Điều 17. Quy định đối với công trình thông tin trong đô thị
- Điều 18. Quản lý về duy tu, bảo trì công trình
- Điều 19. Quy định về các khu vực đặc thù trong đô thị
- Điều 20. Quy định về công trình kiến trúc đô thị đặc thù
- Điều 21. Quy định về những loại kiến trúc khác của đô thị
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng công trình kiến trúc đô thị
- Điều 23. Trách nhiệm của tư vấn thiết kế
- Điều 24. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
- Điều 25. Giám sát cộng đồng về kiến trúc đô thị