Điều 3 Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
Trong Nghị định này các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:
1. Đô thị là phạm vi ranh giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm các quận và phường, không bao gồm phần ngoại thị.
2. Không gian đô thị là toàn bộ không gian thuộc đô thị bao gồm: vật thể kiến trúc đô thị và khoảng không còn lại sau khi xây dựng ở trước, sau, trên, dưới, bên cạnh của công trình kiến trúc đô thị.
3. Kiến trúc đô thị là không gian vật thể đô thị bao gồm: các loại nhà; công trình kỹ thuật, nghệ thuật, cảnh quan đô thị; quảng cáo; các không gian công cộng và những công trình sẽ xây dựng theo quy hoạch mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị.
4. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như: không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, lối đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch qua đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
5. Tổ hợp kiến trúc là cụm nhà hoặc nhóm công trình trong đô thị có mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ về kỹ thuật và công năng giữa các hạng mục.
6. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị là những quy định về quản lý kiến trúc đô thị do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành nhằm mục đích quản lý kiến trúc đô thị theo Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
- Số hiệu: 29/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu của kiến trúc đô thị
- Điều 5. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 6. Tính thống nhất và vai trò tham mưu, tư vấn chuyên môn trong quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 7. Thi tuyển và lấy ý kiến về phương án thiết kế công trình kiến trúc xây dựng
- Điều 8. Quản lý, lưu trữ tài liệu liên quan đến kiến trúc đô thị
- Điều 9. Quy định đối với kiến trúc đô thị
- Điều 10. Các quy định đối với tổ hợp kiến trúc đô thị
- Điều 11. Quy định đối với cảnh quan đô thị
- Điều 12. Quy định về quảng cáo trong đô thị
- Điều 13. Quy định về nhà ở đô thị
- Điều 14. Quy định đối với công trình cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị
- Điều 15. Quy định đối với công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị
- Điều 16. Quy định về công trình giao thông trong đô thị
- Điều 17. Quy định đối với công trình thông tin trong đô thị
- Điều 18. Quản lý về duy tu, bảo trì công trình
- Điều 19. Quy định về các khu vực đặc thù trong đô thị
- Điều 20. Quy định về công trình kiến trúc đô thị đặc thù
- Điều 21. Quy định về những loại kiến trúc khác của đô thị
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng công trình kiến trúc đô thị
- Điều 23. Trách nhiệm của tư vấn thiết kế
- Điều 24. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
- Điều 25. Giám sát cộng đồng về kiến trúc đô thị