Điều 5 Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
Điều 5. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
1. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị, thiết kế đô thị, quy định nội dung cấp phép xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc đô thị.
2. Quản lý kiến trúc đô thị theo các nguyên tắc sau:
- Quản lý thống nhất từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể trong đô thị;
- Bảo đảm tính kế thừa, nhất quán về mặt kiến trúc của từng khu vực trong đô thị;
- Phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa phương;
- Trước khi công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị phải lấy ý kiến các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị và ý kiến cộng đồng tại khu vực lập Quy chế.
3. Phân cấp lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị:
a) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị từ loại 1 trở lên tổ chức lập, phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng;
b) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và các thị xã, quận tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho các phường, thị trấn thuộc quyền quản lý, phù hợp với Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt theo điểm b khoản này.
4. Bộ Xây dựng quy định cụ thể và ban hành mẫu Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Nghị định 29/2007/NĐ-CP về việc quản lý kiến trúc đô thị
- Số hiệu: 29/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu của kiến trúc đô thị
- Điều 5. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 6. Tính thống nhất và vai trò tham mưu, tư vấn chuyên môn trong quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 7. Thi tuyển và lấy ý kiến về phương án thiết kế công trình kiến trúc xây dựng
- Điều 8. Quản lý, lưu trữ tài liệu liên quan đến kiến trúc đô thị
- Điều 9. Quy định đối với kiến trúc đô thị
- Điều 10. Các quy định đối với tổ hợp kiến trúc đô thị
- Điều 11. Quy định đối với cảnh quan đô thị
- Điều 12. Quy định về quảng cáo trong đô thị
- Điều 13. Quy định về nhà ở đô thị
- Điều 14. Quy định đối với công trình cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị
- Điều 15. Quy định đối với công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị
- Điều 16. Quy định về công trình giao thông trong đô thị
- Điều 17. Quy định đối với công trình thông tin trong đô thị
- Điều 18. Quản lý về duy tu, bảo trì công trình
- Điều 19. Quy định về các khu vực đặc thù trong đô thị
- Điều 20. Quy định về công trình kiến trúc đô thị đặc thù
- Điều 21. Quy định về những loại kiến trúc khác của đô thị
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng công trình kiến trúc đô thị
- Điều 23. Trách nhiệm của tư vấn thiết kế
- Điều 24. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
- Điều 25. Giám sát cộng đồng về kiến trúc đô thị