Điều 30 Nghị định 24/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện
Điều 30. Xử lý khiếu nại nhiễu có hại
1. Tổ chức, cá nhân khi khiếu nại về nhiễu có hại phải gửi tới Bộ Bưu chính, Viễn thông "Báo cáo nhiễu có hại" theo mẫu quy định và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.
Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hiệu quả.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau:
a) Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn chế ở mức thấp nhất;
b) Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng;
c) Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng sau phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;
d) Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện hoạt động đúng băng tần quy định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn;
đ) Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp: thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu;
e) Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại.
Nghị định 24/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện
- Số hiệu: 24/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/01/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 06/02/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
- Điều 6. Thực hiện quy hoạch
- Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch
- Điều 8. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 9. Nguyên tắc cấp giấy phép
- Điều 10. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 11. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép
- Điều 12. Giấy phép băng tần
- Điều 13. Điều kiện cấp phép băng tần
- Điều 14. Thủ tục cấp phép băng tần
- Điều 15. Thời gian giải quyết cấp phép băng tần
- Điều 16. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 17. Điều kiện cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 18. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 19. Gia hạn giấy phép
- Điều 20. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
- Điều 21. Thời gian giải quyết cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 22. Nơi tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép
- Điều 23. Sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 26. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát
- Điều 27. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
- Điều 28. Các hình thức kiểm tra
- Điều 29. Biện pháp hạn chế nhiễu có hại
- Điều 30. Xử lý khiếu nại nhiễu có hại
- Điều 31. Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 32. Mục tiêu quản lý tương thích điện từ
- Điều 33. Nội dung quản lý tương thích điện từ
- Điều 34. Chứng nhận, công bố phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ
- Điều 35. Phòng thử nghiệm, Cơ quan chứng nhận tương thích điện từ