Điều 18 Nghị định 24/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện
Điều 18. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
1. Trừ trường hợp quy định tại
a) Đơn xin cấp giấy phép;
b) Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định);
c) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã hoặc Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Đối với đài tầu, đài vô tuyến điện đặt trên tầu, thuyền chỉ chạy trên sông, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm:
a) Xác nhận tổng dung tích, phạm vi hoạt động của tầu, thuyền, hoặc chứng nhận số chỗ (đối với tầu chở khách);
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Chứng chỉ khai thác viên do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp hoặc công nhận (đối với đài tầu).
3. Đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá:
a) Nếu là thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký tầu cá hoặc xác nhận tổng dung tích của tầu, thuyền.
b) Nếu là thiết bị của tổ hợp tác, cá nhân, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, phải có thêm bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký tầu cá hoặc xác nhận tổng dung tích của tầu, thuyền.
c) Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 26,96 Mêgahéc đến 27,41 Mêgahéc (MHz) thuộc loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện theo quy định tại
4. Đối với đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ quảng bá, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, phải có thêm:
a) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (với đối tượng là cơ quan báo chí).
b) Văn bản đề nghị của Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với đối tượng chưa xếp loại là cơ quan báo chí, có nhiệm vụ phát lại chương trình của đài phát thanh, truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
5. Đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, phải có thêm:
a) Bản sao Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp hoặc công nhận;
b) Bản sao Hộ chiếu cùng thẻ thường trú hoặc chứng nhận tạm trú hay thẻ tạm trú (đối với khai thác viên nước ngoài).
6. Đối với điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) không thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và phải cấp phép sử dụng tần số, hồ sơ theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
7. Đối với đài vô tuyến điện thuộc Cơ quan đại diện nước ngoài, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, phải có thêm văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao.
8. Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện thuộc mạng phải cấp giấy phép thiết lập mạng, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải có thêm:
a) Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ cấu hình mạng, phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng, thiết bị, tần số xin sử dụng;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, hoặc Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng).
Nghị định 24/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện
- Số hiệu: 24/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/01/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 06/02/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
- Điều 6. Thực hiện quy hoạch
- Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch
- Điều 8. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 9. Nguyên tắc cấp giấy phép
- Điều 10. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 11. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép
- Điều 12. Giấy phép băng tần
- Điều 13. Điều kiện cấp phép băng tần
- Điều 14. Thủ tục cấp phép băng tần
- Điều 15. Thời gian giải quyết cấp phép băng tần
- Điều 16. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 17. Điều kiện cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 18. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 19. Gia hạn giấy phép
- Điều 20. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
- Điều 21. Thời gian giải quyết cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện
- Điều 22. Nơi tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn kê khai và giao nhận giấy phép
- Điều 23. Sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 26. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát
- Điều 27. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
- Điều 28. Các hình thức kiểm tra
- Điều 29. Biện pháp hạn chế nhiễu có hại
- Điều 30. Xử lý khiếu nại nhiễu có hại
- Điều 31. Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 32. Mục tiêu quản lý tương thích điện từ
- Điều 33. Nội dung quản lý tương thích điện từ
- Điều 34. Chứng nhận, công bố phù hợp tiêu chuẩn tương thích điện từ
- Điều 35. Phòng thử nghiệm, Cơ quan chứng nhận tương thích điện từ