Chương 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
Điều 5. Tiêu chuẩn đấu giá viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành đấu giá viên:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
3. Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá.
1. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề đấu giá tại cơ sở đào tạo nghề đấu giá.
3. Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá và cơ sở đào tạo nghề đấu giá.
Điều 7. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá, giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề đấu giá:
a) Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ luật; giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ kinh tế; luật sư, thừa phát lại;
b) Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; thanh tra viên chính; thẩm tra viên chính thi hành án; chuyên viên chính; nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
c) Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; thanh tra viên cao cấp; thẩm tra viên cao cấp thi hành án; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
d) Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, đấu giá viên, công chứng viên, chấp hành viên.
2. Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật thì được giảm thời gian đào tạo kiến thức pháp luật.
Bộ Tư pháp quy định cụ thể về việc giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá.
Điều 8. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm các giấy tờ sau đây:
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
đ) Bản sao Chứng chỉ đào tạo nghề đấu giá hoặc giấy tờ chứng minh nếu thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại
e) 2 ảnh cỡ 3cm x 4cm.
2. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá cho người đề nghị; trong trường hợp từ chối phải có thông báo lý do bằng văn bản cho người đề nghị.
3. Chứng chỉ hành nghề đấu giá là căn cứ để hành nghề bán đấu giá tài sản.
Điều 9. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người đang là cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; trừ trường hợp là cán bộ, công chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
4. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp đó theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 10. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu bị mất Chứng chỉ hoặc Chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Chứng chỉ cũ bị hư hỏng.
Trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thủ tục, thời hạn cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá được thực hiện theo quy định tại
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thu hồi Chứng chỉ trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại
b) Không làm việc thường xuyên tại tổ chức bán đấu giá tài sản; không còn hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản;
c) Không điều hành cuộc bán đấu giá nào trong vòng một năm, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
d) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá không thời hạn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
1. Làm việc thường xuyên tại một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
2. Trực tiếp điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức bán đấu giá tài sản về việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
3. Tuân thủ nguyên tắc bán đấu giá tài sản quy định tại
4. Truất quyền tham gia đấu giá của người có hành vi vi phạm nội quy bán đấu giá tài sản.
5. Khách quan, vô tư trong việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Những hành vi bị cấm đối với đấu giá viên
1. Cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình để thực hiện các hoạt động đấu giá.
2. Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào từ người có tài sản bán đấu giá ngoài khoản tiền phí đấu giá và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên của mình để thu các lợi ích khác từ cá nhân, tổ chức.
3. Lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để thông đồng với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích vụ lợi.
Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- Số hiệu: 17/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 125 đến số 126
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bán đấu giá tài sản
- Điều 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá
- Điều 5. Tiêu chuẩn đấu giá viên
- Điều 6. Đào tạo nghề đấu giá
- Điều 7. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá, giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá
- Điều 8. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 9. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 10. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 11. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
- Điều 13. Những hành vi bị cấm đối với đấu giá viên
- Điều 14. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 15. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
- Điều 16. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
- Điều 17. Quyền của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 18. Nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 19. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện
- Điều 20. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt
- Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 22. Lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản
- Điều 23. Xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá
- Điều 24. Giám định tài sản bán đấu giá
- Điều 25. Hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 26. Ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 27. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 28. Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản
- Điều 29. Đăng ký tham gia đấu giá tài sản
- Điều 30. Người không được tham gia đấu giá tài sản
- Điều 31. Trưng bày, xem tài sản bán đấu giá
- Điều 32. Địa điểm bán đấu giá
- Điều 33. Hình thức bán đấu giá
- Điều 34. Trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản
- Điều 35. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá
- Điều 37. Bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá
- Điều 38. Rút lại giá đã trả
- Điều 39. Từ chối mua tài sản bán đấu giá
- Điều 40. Trả lại tài sản bán đấu giá trong trường hợp bán đấu giá không thành
- Điều 41. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản, giao tài sản đã bán đấu giá.
- Điều 42. Mua lại tài sản đã bán đấu giá
- Điều 43. Phí, chi phí bán đấu giá tài sản
- Điều 44. Chi phí dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và dịch vụ khác liên quan đến tài sản bán đấu giá (sau đây gọi chung là chi phí dịch vụ)
- Điều 45. Quản lý, sử dụng phí, chi phí bán đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác
- Điều 46. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bán đấu giá
- Điều 47. Trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đã bán đấu giá
- Điều 48. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản
- Điều 49. Tổ chức bán đấu giá lại
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 52. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 53. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 54. Xử lý vi phạm đối với tổ chức bán đấu giá tài sản, đấu giá viên và người tham gia đấu giá