Chương 1 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản;
2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài sản sau đây:
a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;
b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;
d) Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quy định tại
4. Việc bán tài sản nhà nước ở nước ngoài, tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân không áp dụng các quy định của Nghị định này mà tuân theo quy định của pháp luật có liên quan đối với loại tài sản đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.
2. Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định này.
3. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm.
4. Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
5. Bước giá là mức chênh lệch của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá do tổ chức bán đấu giá tài sản quy định phù hợp với từng cuộc bán đấu giá.
6. Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
7. Người tham gia đấu giá tài sản là cá nhân, đại diện tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc bán đấu giá tài sản
1. Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
2. Mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại
Điều 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá
1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá.
2. Trong trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá thì việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản bán đấu giá.
Tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- Số hiệu: 17/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 125 đến số 126
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bán đấu giá tài sản
- Điều 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá
- Điều 5. Tiêu chuẩn đấu giá viên
- Điều 6. Đào tạo nghề đấu giá
- Điều 7. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá, giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá
- Điều 8. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 9. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 10. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 11. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
- Điều 13. Những hành vi bị cấm đối với đấu giá viên
- Điều 14. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 15. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
- Điều 16. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
- Điều 17. Quyền của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 18. Nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Điều 19. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện
- Điều 20. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt
- Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 22. Lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản
- Điều 23. Xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá
- Điều 24. Giám định tài sản bán đấu giá
- Điều 25. Hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 26. Ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 27. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản
- Điều 28. Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản
- Điều 29. Đăng ký tham gia đấu giá tài sản
- Điều 30. Người không được tham gia đấu giá tài sản
- Điều 31. Trưng bày, xem tài sản bán đấu giá
- Điều 32. Địa điểm bán đấu giá
- Điều 33. Hình thức bán đấu giá
- Điều 34. Trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản
- Điều 35. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá
- Điều 37. Bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá
- Điều 38. Rút lại giá đã trả
- Điều 39. Từ chối mua tài sản bán đấu giá
- Điều 40. Trả lại tài sản bán đấu giá trong trường hợp bán đấu giá không thành
- Điều 41. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản, giao tài sản đã bán đấu giá.
- Điều 42. Mua lại tài sản đã bán đấu giá
- Điều 43. Phí, chi phí bán đấu giá tài sản
- Điều 44. Chi phí dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và dịch vụ khác liên quan đến tài sản bán đấu giá (sau đây gọi chung là chi phí dịch vụ)
- Điều 45. Quản lý, sử dụng phí, chi phí bán đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác
- Điều 46. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bán đấu giá
- Điều 47. Trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đã bán đấu giá
- Điều 48. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản
- Điều 49. Tổ chức bán đấu giá lại
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 52. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 53. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 54. Xử lý vi phạm đối với tổ chức bán đấu giá tài sản, đấu giá viên và người tham gia đấu giá