Chương 3 Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
Điều 22. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm bị xử lý trong các trường hợp sau đây:
1. Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
2. Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ của mình dẫn đến việc phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nhưng vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn;
4. Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản, bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Điều 23. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người thứ ba xử lý tài sản trong các trường hợp quy định tại
2. Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trong trường hợp không có thoả thuận và pháp luật cũng không quy định, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm;
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức sau đây:
1. Bán tài sản bảo đảm;
2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;
3. Bên nhận bảo đảm được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản mà người thứ ba phải giao cho bên bảo đảm.
Điều 25. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm
Bên nhận bảo đảm có quyền quyết định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không trước 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ thời điểm đăng ký thông báo yêu cầu xử lý, trừ trường hợp quy định tại
Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm không thể sớm hơn thời điểm mà bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 26. Thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho bên bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho các bên cùng nhận bảo đảm.
3. Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản;
b) Tài sản phải xử lý;
c) Phương thức xử lý;
d) Nghĩa vụ được bảo đảm;
đ) Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Điều 27. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sau khi đăng ký thông báo yêu cầu xử lý
Sau khi thông báo yêu cầu xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm có quyền thực hiện hoặc yêu cầu bên bảo đảm thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ tài sản bảo đảm.
Điều 28. Nghĩa vụ của bên bảo đảm
Kể từ khi nhận được văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm không được huỷ hoại, tẩu tán tài sản bảo đảm; không được bán tài sản bảo đảm, trừ trường hợp được bên nhận bảo đảm đồng ý.
1. Kể từ khi nhận được thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quan cho bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Việc giao tài sản được thực hiện đúng thời hạn và địa điểm do bên nhận bảo đảm ấn định trong văn bản thông báo xử lý tài sản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết buộc phải giao tài sản đó.
4. Từ khi nhận đến khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thực hiện các biện pháp giữ gìn, bảo quản tài sản bảo đảm.
1. Tài sản bảo đảm được bán tại thời điểm xử lý nêu trong văn bản thông báo. Tài sản bảo đảm được các bên bán trực tiếp cho người mua hoặc được bán đấu giá.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng thì ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản đó.
3. Trong trường hợp người mua hoặc người nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm phải có các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì việc bán hoặc chuyển nhượng tài sản bảo đảm phải tuân theo các quy định đó.
Điều 31. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán
1. Sau thời hạn quy định trong văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán cho bên bảo đảm phải trả tiền cho mình theo đúng thoả thuận.
2. Trong trường hợp người thứ ba chậm trả tiền cho bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Điều 32. Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp
Quyền sử dụng đất thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận; trong trường hợp không có thoả thuận, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá để thanh toán nghĩa vụ.
Điều 33. Xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm
1. Trong trường hợp các bên thoả thuận xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, thì bên bảo đảm phải giao tài sản đó và giấy tờ liên quan cho bên nhận bảo đảm.
2. Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm vượt quá giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm phần giá trị vượt quá đó; nếu giá trị nhỏ hơn, thì có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thanh toán phần còn thiếu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 34. Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn, thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý. Bên nhận bảo đảm đã đăng ký thông báo xử lý tài sản là người chịu trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.
Điều 35. Xử lý tài sản bảo lãnh
1. Trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh không xác định cụ thể tài sản bảo lãnh, thì các bên phải thoả thuận về loại tài sản đưa ra xử lý.
2. Trong trường hợp bán tài sản bảo lãnh, thì bên nhận bảo lãnh được ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được.
Điều 36. Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm
Trong trường hợp tài sản bảo đảm chưa xử lý được để thực hiện nghĩa vụ, thì bên nhận bảo đảm có thể khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nghĩa vụ, sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng.
Điều 37. Thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm
1. Tiền bán tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Tiền bán tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự như sau:
a) Sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền còn lại được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản nợ vay, thì thanh toán cho bên nhận bảo đảm theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có); nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên bảo đảm; nếu còn thiếu, thì bên bảo đảm phải trả tiếp phần còn thiếu đó;
b) Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì tiền bán được thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 38. Chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất
1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Trong trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản bảo đảm trong thời hạn 7 ngày đối với động sản; 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất thế chấp có quyền, nghĩa vụ như người chuyển quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 39. Quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết
Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, thì các bên có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết.
Trong thời gian Trọng tài hoặc Toà án đang thụ lý giải quyết, các bên phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản, không được bán, trao đổi, tặng cho hoặc chuyển dịch tài sản bảo đảm dưới bất cứ hình thức nào, trừ trường hợp có quyết định của Trọng tài hoặc Toà án.
Điều 40. Xoá đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
Sau khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải yêu cầu xoá đăng ký theo quy định của Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm
- Điều 4. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 5. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm
- Điều 6. Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 7. Tài sản cầm cố
- Điều 8. Tài sản thế chấp
- Điều 9. Tài sản bảo lãnh
- Điều 10. Hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản
- Điều 11. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
- Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản
- Điều 13. Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Điều 14. Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 15. Các trường hợp bên cầm cố giữ tài sản cầm cố
- Điều 16. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
- Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm
- Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai
- Điều 20. Trách nhiệm của bên giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng
- Điều 21. Giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chức lại
- Điều 22. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 23. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 24. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 25. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 26. Thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 27. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sau khi đăng ký thông báo yêu cầu xử lý
- Điều 28. Nghĩa vụ của bên bảo đảm
- Điều 29. Giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm không giữ tài sản
- Điều 30. Bán tài sản bảo đảm
- Điều 31. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán
- Điều 32. Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp
- Điều 33. Xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm
- Điều 34. Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 35. Xử lý tài sản bảo lãnh
- Điều 36. Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm
- Điều 37. Thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm
- Điều 38. Chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất
- Điều 39. Quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết
- Điều 40. Xoá đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm