Chương 2 Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN
Điều 10. Hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản
1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được lập thành văn bản; có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
2. Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên có thoả thuận; trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng nhận hoặc chứng thực, thì các bên phải tuân theo.
Điều 11. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm;
b) Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp;
c) Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;
d) Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp;
g) Các thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bên cầm cố, thế chấp có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thoả thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản
1. Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh;
b) Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
c) Tài sản bảo lãnh; giá trị của tài sản bảo lãnh, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;
d) Quyền, nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
đ) Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh;
e) Các thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bên bảo lãnh có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thoả thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 13. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các bên thoả thuận bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo các quy định tại Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 14. Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Trong trường hợp các bên thoả thuận dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo quy định tại
2. Mỗi lần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ đều phải lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng được bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trong trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm thoả thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán, thì phải đăng ký việc thay đổi đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 15. Các trường hợp bên cầm cố giữ tài sản cầm cố
Các bên được thoả thuận về việc bên cầm cố giữ tài sản cầm cố trong các trường hợp sau đây:
1. Tài sản cầm cố đã được đăng ký quyền sở hữu;
2. Tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng việc cầm cố bằng tài sản này phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 16. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
1. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
2. Giao dịch bảo đảm bị vô hiệu không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm.
Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm
1. Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các quyền sau đây:
a) Được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
2. Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm;
b) Không được khai thác công dụng của tài sản bảo đảm, nếu do việc khai thác mà tài sản có nguy cơ bị hư hỏng;
c) Không được bán tài sản bảo đảm trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Điều 358 Bộ luật Dân sự.
1. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có các quyền sau đây:
a) Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm;
b) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản đó;
c) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận để bảo toàn giá trị tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;
d) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản cho mình để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao lại giấy tờ về tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, nếu bên nhận bảo đảm giữ giấy tờ đó.
Bên nhận bảo đảm có quyền giám sát, kiểm tra trong quá trình hình thành tài sản bảo đảm. Khi tài sản bảo đảm được hình thành và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, các bên có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và Nghị định này.
Trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng, thì giải quyết như sau:
1. Nếu bên bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên nhận bảo đảm; phải bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác; nếu không, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
2. Nếu bên nhận bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm và bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm hoặc thoả thuận với bên bảo đảm về việc bù trừ nghĩa vụ cho nhau. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác;
3. Nếu người thứ ba giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm. Số tiền bồi thường thiệt hại được dùng để bù trừ nghĩa vụ giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm cũng có thể thoả thuận về việc bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác;
4. Trong trường hợp tài sản bảo đảm được bảo hiểm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm phối hợp tiến hành thủ tục cần thiết để nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm. Số tiền do tổ chức bảo hiểm trả được dùng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm. Các bên có thể thoả thuận bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác.
Điều 21. Giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chức lại
Trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và các doanh nghiệp mới được tổ chức lại có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm
- Điều 4. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 5. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm
- Điều 6. Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 7. Tài sản cầm cố
- Điều 8. Tài sản thế chấp
- Điều 9. Tài sản bảo lãnh
- Điều 10. Hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản
- Điều 11. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
- Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản
- Điều 13. Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Điều 14. Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 15. Các trường hợp bên cầm cố giữ tài sản cầm cố
- Điều 16. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
- Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm
- Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai
- Điều 20. Trách nhiệm của bên giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng
- Điều 21. Giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chức lại
- Điều 22. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 23. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 24. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 25. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 26. Thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm
- Điều 27. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sau khi đăng ký thông báo yêu cầu xử lý
- Điều 28. Nghĩa vụ của bên bảo đảm
- Điều 29. Giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm không giữ tài sản
- Điều 30. Bán tài sản bảo đảm
- Điều 31. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán
- Điều 32. Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp
- Điều 33. Xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm
- Điều 34. Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Điều 35. Xử lý tài sản bảo lãnh
- Điều 36. Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm
- Điều 37. Thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm
- Điều 38. Chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất
- Điều 39. Quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết
- Điều 40. Xoá đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm