Mục 3 Chương 3 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Điều 23. Đối tượng và điều kiện cho vay
1. Chủ đầu tư thuộc đối tượng cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại
b) Không là công ty con của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
c) Chủ đầu tư là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện cho vay:
a) Chủ đầu tư thuộc đối tượng cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Dự án vay vốn được Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, chủ đầu tư có khả năng trả được nợ vay.
c) Dự án vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật đầu tư.
d) Chủ đầu tư mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm.
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định, khả năng thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm.
2. Trường hợp cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
1. Lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất huy động bình quân của các nguồn vốn huy động, có tính đến chi phí cơ hội của nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo bù đắp chi phí quản lý, chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho vay và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay.
2. Định kỳ hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất cho vay tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Quỹ tính toán, trình Hội đồng quản lý Quỹ thông qua để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ban hành mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
3. Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể, nhưng không thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn của nhà tài trợ quốc tế có quy định về lãi suất cho vay khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.
1. Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể, Quỹ đầu tư phát triển địa phương xem xét, sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay.
2. Quỹ được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và hợp đồng tín dụng ký giữa Quỹ đầu tư phát triển địa phương và chủ đầu tư vay vốn.
Điều 27. Quy định về cho vay hợp vốn
1. Quỹ được làm đầu mối hoặc tham gia cho vay hợp vốn với các Quỹ đầu tư phát triển địa phương khác, với tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác để cho vay dự án.
2. Dự án cho vay phải thuộc đối tượng cho vay của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương tham gia, đồng thời đáp ứng các điều kiện cho vay và giới hạn cho vay theo quy định tại
3. Việc cho vay hợp vốn được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa các bên, trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản cho vay, thẩm quyền cho vay, việc xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định này.
4. Lãi suất cho vay do các bên tham gia cho vay quyết định, được ghi trong hợp đồng và không thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu của từng Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại
Điều 28. Thẩm quyền quyết định cho vay
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định đối với dự án cho vay có giá trị không quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm quyết định cho vay.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với dự án cho vay có giá trị lớn hơn mức quy định tại khoản 1 Điều này, đảm bảo đáp ứng quy định về giới hạn cho vay quy định tại
1. Giới hạn cho vay đối với một dự án tại thời điểm giải ngân không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm giải ngân vốn.
2. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng của Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm giải ngân vốn.
3. Đối với một dự án, trường hợp Quỹ vừa cho vay vừa đầu tư thì tổng giới hạn đầu tư và cho vay tại thời điểm giải ngân không vượt quá 30% vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất tại thời điểm giải ngân vốn.
4. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn của các nhà tài trợ quốc tế có quy định về giới hạn cho vay khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật đối với ngân hàng thương mại.
2. Các trường hợp xem xét xử lý rủi ro:
a) Chủ đầu tư bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến chủ đầu tư không trả được nợ (lãi, gốc) đúng hạn theo hợp đồng cho vay đã ký.
b) Chủ đầu tư bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, dẫn đến chủ đầu tư không trả được nợ (lãi, gốc) đúng hạn theo hợp đồng cho vay đã ký.
d) Chủ đầu tư gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến chủ đầu tư không trả được nợ (lãi, gốc) đúng hạn theo hợp đồng cho vay đã ký.
đ) Chủ đầu tư có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
3. Quỷ đầu tư phát triển địa phương thành lập Hội đồng để xử lý rủi ro. Thành phần Hội đồng xử lý rủi ro bao gồm 01 thành viên Hội đồng quản lý Quỹ làm Chủ tịch, 01 thành viên là Giám đốc Quỹ, 01 thành viên là Trưởng bộ phận có chức năng quản lý rủi ro và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
4. Trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, tối thiểu sau 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và đã thực hiện tất cả các biện pháp xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng nếu có đủ hồ sơ chứng minh đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý.
5. Quỹ đầu tư phát triển địa phương xây dựng quy chế xử lý rủi ro và trình Hội đồng quản lý Quỹ ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy chế xử lý rủi ro bao gồm các nội dung cơ bản sau: nguyên tắc xử lý rủi ro; các trường hợp, biện pháp xử lý rủi ro; hồ sơ, trình tự thủ tục sử dụng dự phòng rủi ro; quy trình xử lý rủi ro và thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro.
Điều 31. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bán nợ
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương xem xét, quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, khả năng tài chính của Quỹ và kết quả đánh giá của Quỹ về khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải đảm bảo thời hạn cho vay sau khi cơ cấu lại đáp ứng quy định về thời hạn cho vay theo quy định tại
2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được bán nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trường hợp bán nợ với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bán nợ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng. Quỹ đầu tư phát triển địa phương ban hành quy chế nội bộ, trong đó quy định rõ về quy trình, thẩm quyền, các trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bán nợ.
Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Số hiệu: 147/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1209 đến số 1210
- Ngày hiệu lực: 05/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 4. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 6. Điều kiện thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 7. Quy trình thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 8. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 9. Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 10. Hội đồng quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 11. Ban Kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 12. Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 13. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ đầu tư phát triển địa phương và bộ máy giúp việc
- Điều 14. Tổ chức điều hành hoạt động Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 15. Xây dựng danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 16. Ban hành danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 17. Nguyên tắc và hình thức đầu tư
- Điều 18. Đối tượng đầu tư
- Điều 19. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
- Điều 20. Đầu tư theo hình thức hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư
- Điều 21. Thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 22. Giới hạn đầu tư
- Điều 23. Đối tượng và điều kiện cho vay
- Điều 24. Thời hạn cho vay
- Điều 25. Lãi suất cho vay
- Điều 26. Bảo đảm tiền vay
- Điều 27. Quy định về cho vay hợp vốn
- Điều 28. Thẩm quyền quyết định cho vay
- Điều 29. Giới hạn cho vay
- Điều 30. Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay
- Điều 31. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bán nợ
- Điều 34. Chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán
- Điều 35. Vốn chủ sở hữu
- Điều 36. Huy động vốn
- Điều 37. Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 38. Vốn nhận ủy thác
- Điều 39. Bảo toàn an toàn vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 40. Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm
- Điều 41. Chế độ báo cáo của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 42. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 43. Các trường hợp giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 44. Hội đồng giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 45. Quy trình giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 46. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương sau khi có quyết định giải thể
- Điều 47. Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể