Chương 1 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập (sau đây gọi tắt là Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ); hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là HFIC).
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Vốn hoạt động” là tổng số vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại một thời điểm.
2. “Người quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương” là người giữ các chức danh, chức vụ bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý, Trưởng Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc/Giám đốc (sau đây gọi tắt là Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc (sau đây gọi tắt là Phó Giám đốc), Kế toán trưởng.
Điều 3. Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. HFIC thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của HFIC thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn.
Điều 4. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
b) Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
c) Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
b) Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
c) Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
d) Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
đ) Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
1. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Thực hiện đầu tư, cho vay theo danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định này.
b) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
c) Tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.
đ) Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
2. Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định này.
c) Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan.
d) Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
đ) Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.
Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Số hiệu: 147/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1209 đến số 1210
- Ngày hiệu lực: 05/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 4. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 6. Điều kiện thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 7. Quy trình thành lập mới Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 8. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 9. Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 10. Hội đồng quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 11. Ban Kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 12. Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 13. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ đầu tư phát triển địa phương và bộ máy giúp việc
- Điều 14. Tổ chức điều hành hoạt động Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 15. Xây dựng danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 16. Ban hành danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 17. Nguyên tắc và hình thức đầu tư
- Điều 18. Đối tượng đầu tư
- Điều 19. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
- Điều 20. Đầu tư theo hình thức hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư
- Điều 21. Thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 22. Giới hạn đầu tư
- Điều 23. Đối tượng và điều kiện cho vay
- Điều 24. Thời hạn cho vay
- Điều 25. Lãi suất cho vay
- Điều 26. Bảo đảm tiền vay
- Điều 27. Quy định về cho vay hợp vốn
- Điều 28. Thẩm quyền quyết định cho vay
- Điều 29. Giới hạn cho vay
- Điều 30. Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay
- Điều 31. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bán nợ
- Điều 34. Chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán
- Điều 35. Vốn chủ sở hữu
- Điều 36. Huy động vốn
- Điều 37. Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 38. Vốn nhận ủy thác
- Điều 39. Bảo toàn an toàn vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 40. Kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm
- Điều 41. Chế độ báo cáo của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 42. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 43. Các trường hợp giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 44. Hội đồng giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 45. Quy trình giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương
- Điều 46. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương sau khi có quyết định giải thể
- Điều 47. Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể