Điều 4 Nghị định 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới
Điều 4. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
Các giống cây trồng mới muốn được bảo hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
2. Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt
Một giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu giống đó mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ.
3. Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất
Một giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu tất cả các cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về các đặc tính chủ yếu, ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống.
4. Giống cây trồng mới phải có tính ổn định
Một giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu khi nhân giống bằng phương pháp hữu tính hay vô tính mà các đặc tính chủ yếu của giống đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc cuối mỗi chu kỳ nhân giống.
5. Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại
Một giống cây trồng được coi là có tính mới về mặt thương mại nếu tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, vật liệu nhân hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được uỷ quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh giống cây trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là 1 năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là 6 năm đối với các nhóm cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm cây khác.
6. Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết thời hạn bảo hộ, không ai được tự do sử dụng.
Các kiểu đặt tên dưới đây không được Nhà nước chấp nhận:
a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng, đặc tính của giống hoặc lai lịch của tác giả;
d) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.
Nghị định 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới
- Số hiệu: 13/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/04/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 05/05/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới
- Điều 4. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
- Điều 5. Đối tượng được quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 6. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 7. Thẩm định về hình thức hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 8. Thẩm định về nội dung hồ sơ cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 9. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 10. Quyền ưu tiên
- Điều 11. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 12. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 13. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
- Điều 15. Đình chỉ Văn bằng bảo hộ
- Điều 16. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
- Điều 17. Hiệu lực của việc đình chỉ và huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương