Điều 2 Nghị định 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Giống cây trồng" là nhóm cây trồng trong cùng một cấp thấp nhất về phân loại thực vật, nhóm cây trồng đó cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định;
b) Phân biệt được với bất kỳ nhóm cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính như đã nêu tại điểm a khoản này;
c) Ổn định trong quá trình nhân giống.
2. "Giống cây trồng mới" là giống cây trồng có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và chưa được biết đến rộng rãi.
3. "Giống cây trồng mới được bảo hộ" là giống cây trồng mới được cấp Văn bằng bảo hộ.
4. "Giống cây trồng có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ" là giống cây trồng mới được tạo ra từ giống được bảo hộ (giống ban đầu) bằng một số phương pháp chọn tạo, ví dụ: chọn lọc biến dị (các đột biến tự nhiên hay nhân tạo, các biến dị soma, chọn lọc cá thể biến dị từ cây ban đầu), lai trở lại, chuyển nạp gen, dung hợp tế bào, về cơ bản vẫn giữ được các đặc tính như giống ban đầu, chỉ khác biệt với giống ban đầu ở một hoặc một số ít đặc tính.
5. "Giống cây trồng được biết đến rộng rãi" bao gồm:
a) Những giống cây trồng mới được Nhà nước bảo hộ;
b) Những giống cây trồng mới có đơn yêu cầu bảo hộ được cơ quan có thẩm quyền công bố trên tạp chí chuyên ngành;
c) Những giống cây trồng được công nhận giống quốc gia;
d) Những giống cây trồng đặc sản địa phương được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
đ) Những giống quy định tại điểm a, điểm b khoản này của những nước có ký kết hiệp định về Bảo hộ giống cây trồng mới với Việt Nam.
6. "Vật liệu nhân" là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các cây trồng mới.
7. "Sản phẩm thu hoạch" là cây hoàn chỉnh hoặc bất cứ bộ phận nào của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ.
8. "Tác giả giống cây trồng mới" là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.
9. "Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ" là tổ chức, cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế Văn bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng mới.
10. "Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định" (sau đây gọi tắt là khảo nghiệm DUS) là việc khảo nghiệm trên đồng ruộng hay trong phòng thí nghiệm theo quy phạm để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng mới.
11. "Lixăng" là việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng cho người có nhu cầu sử dụng.
Nghị định 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới
- Số hiệu: 13/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/04/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 05/05/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới
- Điều 4. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
- Điều 5. Đối tượng được quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 6. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 7. Thẩm định về hình thức hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 8. Thẩm định về nội dung hồ sơ cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 9. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 10. Quyền ưu tiên
- Điều 11. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 12. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 13. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
- Điều 15. Đình chỉ Văn bằng bảo hộ
- Điều 16. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
- Điều 17. Hiệu lực của việc đình chỉ và huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương