Điều 2 Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác.
2. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức.
3. "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển.
4. "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
5. "Người vận chuyển" là người thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển, dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
6. "Người gửi hàng" là người ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
7. "Người nhận hàng" là người được quyền nhận hàng hoá từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
8. "Tiếp nhận hàng" là việc hàng hoá đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng uỷ quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
9. "Giao trả hàng" là một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hoá cho người nhận hàng;
b) Hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;
c) Việc giao hàng hoá cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hoá phải được giao như vậy.
10." Hàng hoá" là bất cứ tài sản nào, kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.
11. "Bằng văn bản" là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ phương tiện nào khác được in ấn, ghi lại, nhắc lại hoặc truyền các văn bản bằng cơ học, điện tử hoặc bằng bất kỳ loại thiết bị nào được dùng cho những mục đích đó.
12. "Ký hậu" là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
13. "Quyền rút vốn đặc biệt" (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
14. "Ẩn tỳ" là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.
15. "Trường hợp bất khả kháng" là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
- Số hiệu: 125/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 177
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thủ tục Hải quan
- Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
- Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 7. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 8. Thu hồi Giấy phép
- Điều 9. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 10. Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 11. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 12. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 13. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 14. Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 15. Thời hạn trách nhiệm
- Điều 16. Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển
- Điều 17. Trách nhiệm giao trả hàng
- Điều 18. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
- Điều 19. Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất
- Điều 20. Miễn trừ trách nhiệm
- Điều 21. Cách tính tiền bồi thường
- Điều 22. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức