Chương 2 Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức sau khi được Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức (sau đây gọi chung là Giấy phép).
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức;
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác;
c) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác;
c) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương.
3. Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của nước đã ký hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
c) Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam, trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn góp của phía Việt Nam không dưới 51%.
1. Doanh nghiệp Việt Nam quy định tại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản kê khai tài sản của doanh nghiệp hoặc giấy tờ bảo lãnh tương đương;
d) Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bản sao Giấy bảo lãnh của ngân hàng.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được quy định tại
a) Các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b) Bản kê khai tài sản của doanh nghiệp hoặc giấy tờ bảo lãnh tương đương;
c) Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bản sao Giấy bảo lãnh của ngân hàng.
3. Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
c) Hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam quy định tại
4. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho các đối tượng quy định tại
Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết thủ tục thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
Quy trình thủ tục thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài.
6. Cơ quan cấp Giấy phép được thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Cơ quan cấp Giấy phép có quyền thu hồi Giấy phép nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm điều kiện hoặc thủ tục cấp Giấy phép quy định tại
b) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép không thực hiện được tối thiểu 01 hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giấy phép bị thu hồi tạm thời trong thời hạn 06 tháng, nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này và bị thu hồi, nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần thứ hai.
Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
- Số hiệu: 125/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 177
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thủ tục Hải quan
- Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
- Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 7. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 8. Thu hồi Giấy phép
- Điều 9. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 10. Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 11. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 12. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 13. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 14. Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 15. Thời hạn trách nhiệm
- Điều 16. Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển
- Điều 17. Trách nhiệm giao trả hàng
- Điều 18. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
- Điều 19. Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất
- Điều 20. Miễn trừ trách nhiệm
- Điều 21. Cách tính tiền bồi thường
- Điều 22. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức