Điều 17 Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
Điều 17. Trách nhiệm giao trả hàng
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người có quyền nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tuỳ theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức "Xuất trình" thì hàng hoá được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức "Theo lệnh" thì hàng hoá được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức "Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc" thì hàng hoá được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức "Theo lệnh" thì hàng hoá được giao trả theo quy định tại điểm b, Khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hoá được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người có tên người nhận hàng trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hoá được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc theo chỉ định của người có quyền của người gửi hàng hoặc của người có quyền của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
- Số hiệu: 125/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 177
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thủ tục Hải quan
- Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
- Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 7. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 8. Thu hồi Giấy phép
- Điều 9. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 10. Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 11. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 12. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 13. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 14. Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 15. Thời hạn trách nhiệm
- Điều 16. Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển
- Điều 17. Trách nhiệm giao trả hàng
- Điều 18. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
- Điều 19. Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất
- Điều 20. Miễn trừ trách nhiệm
- Điều 21. Cách tính tiền bồi thường
- Điều 22. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức