Chương 3 Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Điều 9. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hoá thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, tuỳ người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc do người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức: đích danh người nhận hàng.
Điều 11. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
Việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với hình thức "Xuất trình": không cần ký hậu;
2. Đối với hình thức "Theo lệnh": phải có ký hậu;
3. Đối với hình thức "Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc" : phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
Điều 12. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hoá; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hoá; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng của hàng hoá được diễn tả cách khác.
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng hoá;
c) Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
d) Tên của người gửi hàng;
đ) Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
e) Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá;
g) Địa điểm giao trả hàng;
h) Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thoả thuận;
i) Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được;
k) Chữ ký của người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền ;
l) Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thoả thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
m) Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
n) Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
Điều 13. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hoá để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.
2. Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hoá và thực hiện đúng theo sự mô tả đó, thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.
Điều 14. Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
1. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hoá mà người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hoá thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.
2. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hoá, thì được coi là hàng hoá ở tình trạng bên ngoài tốt.
Nghị định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế
- Số hiệu: 125/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 177
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thủ tục Hải quan
- Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
- Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
- Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 7. Thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 8. Thu hồi Giấy phép
- Điều 9. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 10. Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 11. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 12. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 13. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 14. Bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
- Điều 15. Thời hạn trách nhiệm
- Điều 16. Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển
- Điều 17. Trách nhiệm giao trả hàng
- Điều 18. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
- Điều 19. Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất
- Điều 20. Miễn trừ trách nhiệm
- Điều 21. Cách tính tiền bồi thường
- Điều 22. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức