Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

Mục 2: QUY HOẠCH CHUNG PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch chung

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam:

a) Chiến lư­ợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nư­ớc;

b) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

2. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng:

a) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của vùng;

b) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

3. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa ph­ương:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, các quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng (đối với trường hợp địa phương thuộc vùng được lập quy hoạch);

b) Chiến lư­ợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của địa phương, hệ thống số liệu, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn địa phương;

d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

Điều 15. Trình tự lập quy hoạch chung

1. Ghi danh mục, lập kế hoạch vốn, xây dựng đề c­ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các b­ước:

a) Tổng hợp các kết quả điều tra, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các yếu tố, nguồn lực, điều kiện phát triển và tác động của chúng đến quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng;

b) Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, thị tr­­ường vật liệu xây dựng;

c) Xây dựng báo cáo tổng hợp;

d) Lấy ý kiến của tổ chức, chuyên gia có liên quan;

đ) Trình cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

Điều 16. Nội dung chính của quy hoạch chung

1. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam gồm một số nội dung chính sau đây:

a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành;

b) Phân tích, dự báo nhu cầu các yếu tố phát triển ngành, các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các nguồn lực, thị trường, các yếu tố công nghệ và các yêu cầu về năng lực cạnh tranh của ngành;

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển của ngành vật liệu xây dựng cả nước, hiện trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các nguồn lực đầu tư cho phát triển, các cơ chế chính sách, giải pháp về quản lý và huy động nguồn lực, thực trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất và năng lực cạnh tranh;

d) Luận chứng các phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

đ) Luận chứng các phương án phân bổ ngành trên các vùng lãnh thổ, phương án phát triển cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động;

e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.

2. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng:

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi vùng quy hoạch.

3. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phư­ơng:

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương còn có các nội dung sau:

a) Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và thị trường một số chủng loại vật liệu xây dựng mà địa phương có thế mạnh;

b) Dự kiến danh mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu t­ư, quy mô đầu tư­ và tiến độ đầu t­ư đối với vật liệu xây dựng thông thường và một số chủng loại vật liệu xây dựng địa phương có thế mạnh, trong đó có các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phư­ơng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng.

Điều 17. Hồ sơ quy hoạch chung

1. Hồ sơ quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm:

a) Báo cáo chính bao gồm thuyết minh, căn cứ pháp lý và tờ trình phê duyệt quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;

b) Các bản đồ bao gồm: bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bản đồ hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng và bản đồ phư­ơng án quy hoạch;

c) Các ý kiến phản biện, các góp ý của các cơ quan, cá nhân; biên bản, kết luận của Hội đồng thẩm định;

d) Các phụ lục bao gồm: Phụ lục tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Phụ lục các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có; Phụ lục các phương pháp tính toán nhu cầu vật liệu xây dựng; Phụ lục danh mục các dự án dự kiến đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thông thường và một số chủng loại vật liệu xây dựng địa phương có thế mạnh (Phụ lục này chỉ dành riêng cho quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương).

2. Các nội dung hồ sơ quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này được lưu trữ và bảo quản.

Điều 18. Trách nhiệm lập quy hoạch chung

1. Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.

Điều 19. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung

1. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải được Hội đồng thẩm định có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hội đồng thẩm định:

a) Bộ Xây dựng tổ chức Hội đồng thẩm định để thẩm định các quy hoạch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Giao thông vận tải và các Bộ ngành liên quan khác; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực vật liệu xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; đại diện của tổ chức, Hội và Hiệp hội nghề nghiệp về vật liệu xây dựng;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức Hội đồng thẩm định để thẩm định quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đại diện các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan khác; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực vật liệu xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; đại diện của tổ chức, Hội và Hiệp hội nghề nghiệp về vật liệu xây dựng.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng thẩm định.

3. Thẩm quyền phê duyệt:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương.

Điều 20. Nội dung thẩm định quy hoạch chung

1. Tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu về tiềm năng tài nguyên khoáng sản như trữ lượng, chất lượng, vị trí, phạm vi của mỏ.

2. Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lư­­ợc phát triển kinh tế - xã hội; tính thống nhất với các quy hoạch khác liên quan.

3. Mục tiêu, quan điểm, định hư­­ớng thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển vật liệu xây dựng theo từng giai đoạn, các chỉ tiêu phát triển tổng hợp, phư­­ơng án bố trí hợp lý các nguồn lực, phương án quy hoạch.

4. Các giải pháp và biện pháp kinh tế đồng bộ để bảo quản, duy trì, khai thác hiệu quả các nguồn lực.

Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

  • Số hiệu: 124/2007/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 31/07/2007
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 558 đến số 559
  • Ngày hiệu lực: 29/08/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH