Chương 4 Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Điều 45. Nội dung quản lý viên chức
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về viên chức.
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ viên chức.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh viên chức.
4. Hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế viên chức thuộc ủy ban nhân dân;
5. Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ thử việc.
6. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý viên chức.
7. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
8. Đánh giá viên chức.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
10. Thực hiện việc thống kê viên chức.
11. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về viên chức.
12. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về viên chức có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về viên chức để Chính phủ xem xét trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
2. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chế độ tiền lương đối với viên chức; thẩm định và trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách đối với viên chức chuyên ngành do các Bộ được giao nhiệm vụ quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành xây dựng;
3. Xây dựng, trình Chính phủ quy định định mức biên chế sự nghiệp đối với ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
4. Trình Thủ tướng Chính phủ quy định định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương;
6. Ban hành chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức do Bộ được giao nhiệm vụ quản lý ngạch theo ngành chuyên môn xây dựng;
7. Quy định về lập hồ sơ, số hiệu viên chức; phiếu và thẻ viên chức; chế độ đeo thẻ của viên chức;
9. Tổng hợp số lượng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp trong phạm vi cả nước;
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý viên chức.
Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
4. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức theo ngành chuyên môn quy định tại
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức thuộc ngành chuyên môn căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức và hướng dẫn của Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức theo ngành chuyên môn;
7. Thống kê, báo cáo số lượng viên chức trong cả nước thuộc ngành chuyên môn do Bộ trực tiếp quản lý;
8. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc Bộ;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
10. Ký hợp đồng làm việc với viên chức được bổ nhiệm là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
11. Huỷ bỏ các quyết định của đơn vị sự nghiệp trực thuộc về tuyển dụng, xếp ngạch, nâng ngạch, bổ nhiệm, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật viên chức trái với quy định của pháp luật.
Điều 48. Phân công cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau đây được phân công quản lý ngạch viên chức chuyên ngành:
1. Bộ Nội vụ quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành lưu trữ;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục - đào tạo;
3. Bộ Y tế quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành y tế;
4. Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành khoa học, công nghệ;
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành tài nguyên, môi trường;
6. Bộ Văn hóa - Thông tin quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành văn hóa - thông tin;
7. Uỷ ban Thể dục Thể thao quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành thể dục, thể thao;
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi;
9. Bộ Thủy sản quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành thủy sản;
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành lao động - thương binh và xã hội;
11. Bộ Bưu chính, Viễn thông quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành bưu chính, viễn thông.
Điều 49. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức theo ngành chuyên môn
1. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về viên chức ngành chuyên môn được phân công quản lý.
2. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức chuyên ngành để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức thuộc ngành chuyên môn căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức.
3. Xây dựng chế độ, chính sách đối với viên chức chuyên ngành được phân công quản lý.
4. Quy định nội dung và hình thức thi tuyển, thi nâng ngạch viên chức theo ngành chuyên môn.
Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
4. Thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với viên chức;
5. Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành chuyên môn căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức và hướng dẫn của Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức theo ngành chuyên môn;
6. Tổ chức thi nâng ngạch cho viên chức các ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống;
7. Tổ chức thống kê và thực hiện chế độ báo cáo về viên chức;
9. Ký hợp đồng làm việc với viên chức là người được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
11. Huỷ bỏ các quyết định của đơn vị sự nghiệp về tuyển dụng, xếp ngạch, nâng ngạch, bổ nhiệm, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật viên chức trái với quy định của pháp luật.
Điều 51. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức;
2. Thực hiện tuyển dụng, thôi việc đối với viên chức theo phân cấp;
3. Bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, xếp lương, nâng bậc lương, đánh giá viên chức theo quy định;
4. Thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước đối với viên chức;
6. Thực hiện việc lập và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức theo quy định của pháp luật;
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức thuộc quyền;
9. Lập và quản lý hồ sơ của viên chức.
Điều 52. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp
Đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Ký hợp đồng làm việc với viên chức là người được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, hưu trí đối với viên chức ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; thực hiện đánh giá người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
3. Quyết định huỷ bỏ hoặc yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp huỷ bỏ các quyết định của đơn vị sự nghiệp trực thuộc về tuyển dụng, xếp ngạch, nâng ngạch, bổ nhiệm, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật viên chức trái với quy định của pháp luật.
Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- Số hiệu: 116/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại viên chức
- Điều 5. Điều kiện của người đăng ký dự tuyển viên chức
- Điều 6. Hình thức tuyển dụng
- Điều 7. Ưu tiên trong tuyển dụng
- Điều 8. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 9. Thông báo tuyển dụng
- Điều 10. Hội đồng tuyển dụng
- Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 12. Tính điểm và xác định người trúng tuyển trong thi tuyển
- Điều 13. Trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 14. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 15. Các loại hợp đồng làm việc
- Điều 16. Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng làm việc
- Điều 17. Tiếp tục hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc
- Điều 18. Hợp đồng làm việc đặc biệt
- Điều 19. Thử việc
- Điều 20. Hướng dẫn thử việc
- Điều 21. Chế độ, chính sách đối với người thử việc và người hướng dẫn thử việc
- Điều 22. Hoàn thành thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức
- Điều 23. Nguyên tắc bổ nhiệm vào ngạch
- Điều 24. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc
- Điều 25. Bố trí, phân công công tác
- Điều 26. Chuyển ngạch
- Điều 27. Nâng ngạch, nâng bậc lương
- Điều 28. Tổ chức thi nâng ngạch
- Điều 29. Cử viên chức dự thi nâng ngạch
- Điều 30. Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 31. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 32. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
- Điều 33. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch
- Điều 35. Điều động viên chức
- Điều 36. Bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
- Điều 37. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 38. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo xin từ chức
- Điều 39. Luân chuyển viên chức
- Điều 40. Biệt phái viên chức
- Điều 41. Chấm dứt hợp đồng làm việc theo nguyện vọng của viên chức
- Điều 42. Mục đích đánh giá viên chức
- Điều 43. Căn cứ và trình tự đánh giá
- Điều 44. Đánh giá viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
- Điều 45. Nội dung quản lý viên chức
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Điều 48. Phân công cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành
- Điều 49. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức theo ngành chuyên môn
- Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 51. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp
- Điều 52. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp