Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
1. Hồ sơ trình thẩm định
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
b) Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
c) Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện cấp huyện tiếp nhận, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi; Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- Số hiệu: 114/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/09/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại đập, hồ chứa nước
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 5. Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
- Điều 6. Nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
- Điều 7. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
- Điều 8. Kiểm tra công tác nghiệm thu đập, hồ chứa nước
- Điều 9. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 10. Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 11. Quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 12. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 13. Tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 14. Quan trắc công trình đập, hồ chứa nước
- Điều 15. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng
- Điều 16. Kiểm tra đập, hồ chứa nước
- Điều 17. Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa hằng năm
- Điều 18. Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 19. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
- Điều 20. Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập
- Điều 21. Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước
- Điều 22. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép
- Điều 23. Bảo vệ đập, hồ chứa nước
- Điều 24. Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
- Điều 25. Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Điều 26. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Điều 27. Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập
- Điều 28. Cứu hộ đập, hồ chứa nước
- Điều 29. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước
- Điều 30. Kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước