Hệ thống pháp luật

Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.

2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.

3. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.

4. Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.

5. Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.

6. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng (đập, hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu đập, hồ chứa nước.

7. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước thủy lợi.

8. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

9. Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.

10. Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập.

11. Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đo đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

12. Hệ thống giám sát vận hành là hệ thống bao gồm thiết bị để kết nối số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, tình hình ngập lụt hạ du đập; camera giám sát vận hành công trình và phần mềm hỗ trợ điều hành đập, hồ chứa nước theo diễn biến thực tế.

Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

  • Số hiệu: 114/2018/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 04/09/2018
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH