Điều 20 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa nước phải được bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trước mùa mưa hằng năm trong các trường hợp sau:
a) Bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn;
b) Thiếu khả năng xả lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;
c) Có nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở, bồi lấp lòng hồ chứa nước.
3. Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ đang khai thác mà chưa có hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do đang khai thác mà chưa có thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Khuyến khích lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ có tràn tự do.
6. Đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác chưa có quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ quản lý đập, hồ chứa nước chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí bảo trì sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, hồ chứa nước và vùng hạ du.
Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- Số hiệu: 114/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/09/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại đập, hồ chứa nước
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 5. Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
- Điều 6. Nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
- Điều 7. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
- Điều 8. Kiểm tra công tác nghiệm thu đập, hồ chứa nước
- Điều 9. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 10. Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 11. Quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 12. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 13. Tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước
- Điều 14. Quan trắc công trình đập, hồ chứa nước
- Điều 15. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng
- Điều 16. Kiểm tra đập, hồ chứa nước
- Điều 17. Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa hằng năm
- Điều 18. Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
- Điều 19. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
- Điều 20. Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập
- Điều 21. Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước
- Điều 22. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép
- Điều 23. Bảo vệ đập, hồ chứa nước
- Điều 24. Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
- Điều 25. Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Điều 26. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Điều 27. Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập
- Điều 28. Cứu hộ đập, hồ chứa nước
- Điều 29. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước
- Điều 30. Kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước