Chương 4 Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động khai thác nguồn lợi trên các vùng đất ngập nước có trách nhiệm:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn đa dạng sinh học, động vật hoang dã, đặc biệt là các giống, loài đặc hữu, quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. Bảo vệ các công trình ngăn mặn, giữ nước ngọt, các công trình tưới tiêu, hệ thống kiểm soát lũ.
ư3. Bảo vệ cảnh quan, môi trường, các giá trị văn hóa, di tích lịch sử trên các vùng ngập nước.
Điều 18. Hoạt động canh tác nông nghiệp
1. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác làm thoái hoá, biến chất, bạc màu đất ngập nước, đặc biệt là đất cửa sông ven biển.
2. Nhà nước khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, các phương thức canh tác không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước.
Điều 19. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
1. Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản không gây tác hại xấu đến môi trường, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lâm ngư, nông ngư kết hợp.
2. Hạn chế việc nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp tập trung có tỷ lệ diện tích quá lớn trên diện tích vùng đất ngập nước cần bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Việc nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh đối với hệ sinh thái động vật, thực vật trên các vùng đất ngập nước.
Điều 20. Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
Việc thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi trên các vùng đất ngập nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan.
Điều 21. Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
1. Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian trên các vùng đất ngập nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong nhân dân.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại trên các vùng đất ngập nước phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái và môi trường.
3. Các hoạt động tổ chức lễ hội, tham quan, du lịch trong khu bảo tồn đất ngập nước phải được sự đồng ý và phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý khu bảo tồn các vùng đất ngập nước.
Điều 22. Hoạt động xây dựng công trình
Các công trình xõy dựng trên các vùng đất ngập nước phải được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 23. Hoạt động giao thông thuỷ
1. Các phương tiện giao thông thuỷ phải có các thiết bị phòng, chống sự cố; không được xả các loại chất thải, dầu cặn chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường xuống nguồn nước.
2. Việc nạo vét lòng sông, luồng lạch thuộc khu bảo tồn đất ngập nước phải được lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Số hiệu: 109/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/09/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 159
- Ngày hiệu lực: 13/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đất ngập nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 6. Các hoạt động được khuyến khích
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 9. Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 10. Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
- Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 12. Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước
- Điều 13. Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 14. Bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 15. Phân công, phân cấp quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 16. Bảo tồn đa dạng sinh học không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
- Điều 18. Hoạt động canh tác nông nghiệp
- Điều 19. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 20. Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
- Điều 21. Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
- Điều 22. Hoạt động xây dựng công trình
- Điều 23. Hoạt động giao thông thuỷ