Chương 1 Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Đất ngập nước quy định tại Nghị định này bao gồm những vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước phải tuân thủ các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Nghị định này.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn các vùng đất ngập nước là các hoạt động khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc thù, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống, loài đang sinh sống, cư trú và phát triển trên các vùng đất ngập nước.
2. Phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
3. Hệ sinh thái đặc thự là hệ thống các quần thể sinh vật mang tớnh đặc thự của vùng cùng sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
4. Đa dạng sinh học cao là sự phong phú và đa dạng của sinh giới về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
5. Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar, Cộng hoà Iran (Việt Nam là thành viên của Công ước Ramsar từ ngày 20 tháng 01 năm 1989).
6. Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có đủ điều kiện đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar.
Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Bảo vệ nghiêm ngặt các vùng đất ngập nước được Nhà nước khoanh vùng cho mục đích bảo tồn.
2. Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
3. Tăng cường sự tham gia bảo tồn các vùng đất ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các khu vực lân cận.
Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu về các vùng đất ngập nước;
b) Xây dựng cơ chế chính sách, luật pháp về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội;
d) Quản lý các vùng đất ngập nước đã được khoanh vùng bảo vệ;
đ) Quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi và tiềm năng các vùng đất ngập nước thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
g) Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng, đặc biệt là những người dân sinh sống trên các vùng đất ngập nước tham gia vào việc bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 6. Các hoạt động được khuyến khích
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có các hoạt động sau đây:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ các giống, loài quý hiếm, các loài chim di cư và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
2. Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức.
3. Tham gia giám sát các hoạt động khai thác các vùng đất ngập nước của các tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trên các vùng đất ngập nước:
1. Chặt, phá rừng ngập mặn, các hoạt động làm biến đổi bản chất tự nhiên, phá huỷ hoặc làm tổn hại đến hệ sinh thái đặc trưng của vùng, gây ô nhiễm, suy thoái các vùng đất ngập nước.
2. Đánh bắt thuỷ sản, hải sản và các động vật khác ở những bãi đẻ trứng và nuôi dưỡng con non, ấu trùng.
3. Khai thác tài nguyên hoặc xây dựng công trình trên các bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên.
4. Sử dụng các hình thức đánh bắt huỷ diệt hàng loạt như dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, chất độc, các loại lưới có kích thước mắt trái với quy định để đánh bắt thuỷ sản, hải sản trên các vùng đất ngập nước.
5. Đưa các động vật, thực vật lạ vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh thái hoặc làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.
6. Đổ chất thải rắn, nước thải công nghiệp và các loại chất thải khác có chứa các hoá chất độc hại chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường vào các vùng đất ngập nước.
7. Chôn vùi chất thải, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải trong các vùng đất ngập nước.
8. Các hoạt động làm tổn hại đến lợi ích và cuộc sống của cộng đồng dân cư sinh sống trên các vùng đất ngập nước và các vùng lân cận.
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Số hiệu: 109/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/09/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 159
- Ngày hiệu lực: 13/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đất ngập nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 6. Các hoạt động được khuyến khích
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 9. Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 10. Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
- Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 12. Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước
- Điều 13. Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 14. Bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 15. Phân công, phân cấp quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 16. Bảo tồn đa dạng sinh học không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
- Điều 18. Hoạt động canh tác nông nghiệp
- Điều 19. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 20. Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
- Điều 21. Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
- Điều 22. Hoạt động xây dựng công trình
- Điều 23. Hoạt động giao thông thuỷ