Chương 2 Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
ĐIỀU TRA, LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 8. Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước bao gồm:
1. Điều tra, nghiên cứu về các chức năng điều hoà nguồn nước mặt và nước ngầm, các giá trị kinh tế, sinh thái, văn hoá, xã hội và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước.
2. Điều tra, nghiên cứu về các giống, loài cư trú, sinh sống và phát triển trên các vùng đất ngập nước, đặc biệt là các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và các loài di cư.
3. Điều tra, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước.
4. Điều tra, nghiên cứu xã hội học về những cộng đồng dân cư sinh sống dựa vào các nguồn lợi từ đất ngập nước.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
6. Kiểm kê định kỳ quỹ đất ngập nước quốc gia theo vùng, kiểu loại để phục vụ công tác quản lý.
Điều 9. Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch tổng thể về điều tra cơ bản, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước; chủ trì việc điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia liên quan đến nhiều ngành và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tính chất chuyên ngành có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điều tra nghiên cứu các vùng đất ngập nước không thuộc diện nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 10. Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
1. Việc quy hoạch các vùng đất ngập nước phải dựa trên các căn cứ sau:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nhu cầu bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Công ước Ramsar;
d) Chức năng cân bằng sinh thái duy trì nguồn nước, đa dạng sinh học và tiềm năng, thế mạnh kinh tế của vùng đất ngập nước;
2. Nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước bao gồm:
a) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
d) Xác định các biện pháp chính về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
đ) Dự báo, cảnh báo về môi trường và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường.
Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước chuyên ngành quy định tại
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Số hiệu: 109/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/09/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 159
- Ngày hiệu lực: 13/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đất ngập nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 6. Các hoạt động được khuyến khích
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 9. Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
- Điều 10. Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
- Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 12. Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước
- Điều 13. Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 14. Bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 15. Phân công, phân cấp quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 16. Bảo tồn đa dạng sinh học không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
- Điều 18. Hoạt động canh tác nông nghiệp
- Điều 19. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Điều 20. Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
- Điều 21. Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
- Điều 22. Hoạt động xây dựng công trình
- Điều 23. Hoạt động giao thông thuỷ