Mục 3 Chương 2 Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
BẢO ĐẢM TIỀN VAY, TRẢ NỢ VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO
Điều 16. Tài sản bảo đảm áp dụng đối với cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư
1. Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.
2. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ phát triển được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
2. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.
3. Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì Quỹ hỗ trợ phát triển chuyển số nợ gốc và lãi chậm trả sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định tại
Điều 18. Điều chỉnh thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn
Trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng, phải có văn bản đề nghị gửi Quỹ hỗ trợ phát triển để xem xét điều chỉnh thời hạn ân hạn; thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn theo thẩm quyền quy định tại
Điều 19. Rủi ro và xử lý rủi ro
1. Chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc miễn, giảm lãi tiền vay, do nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại tài sản; do Nhà nước điều chỉnh chính sách.
2. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu, xử lý khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp có sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ như đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại.
Điều 20. Trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro
Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các rủi ro do các chủ đầu tư không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng. Việc trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện như sau:
1. Quỹ dự phòng rủi ro được trích hàng năm tối đa bằng 0,2% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro.
2. Việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điều 21. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
1. Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định điều chỉnh thời hạn ân hạn; thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ, miễn và giảm lãi suất vay cho chủ dự án trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.
3. Việc xử lý rủi ro của các dự án vay theo Hiệp định Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ hỗ trợ phát triển không đủ bù đắp thì Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 22. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bao gồm:
1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định của Nghị định này nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điều 23. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Dư án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại
2. Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.
Điều 24. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Chủ đầu tư chỉ được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay của tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tư tài sản cố định của dự án. Thời gian tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời gian thực vay vốn trong hạn của dự án.
Điều 25. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Đối với các khoản vay vốn bằng Đồng Việt Nam thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc thực trả, nhân (x) với 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
2. Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân (x) với 35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
3. Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các chủ dự án 1 hoặc 2 lần trong 1 năm.
Điều 26. Đối tượng được bảo lãnh
1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định của Nghị định này nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.
1. Thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn đầu tư quy định tại
2. Điều kiện dự án được bảo lãnh như quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, và 7 của Điều 9 Nghị định này.
3. Được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ.
Được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay.
1. Mức bảo lãnh đối với một dự án không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.
2. Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá tổng số vốn cho vay đầu tư trong năm đó.
Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí bảo lãnh cho Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:
1. Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay đã nhận bảo lãnh.
2. Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ hỗ trợ phát triển về số tiền Quỹ hỗ trợ phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng.
3. Khi có nguồn trả nợ, chủ đầu tư phải trả nợ phần nhận nợ bắt buộc (kể cả nợ lãi) cho Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điều 32. Xử lý rủi ro trong bảo lãnh
Trường hợp các chủ đầu tư được bảo lãnh không trả được số nợ bắt buộc của Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ được xử lý theo quy định tại
Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Số hiệu: 106/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/04/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 27/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 4. Giao Quỹ hỗ trợ phát triển tổ chức thực thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Điều 5. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Đối tượng cho vay đầu tư
- Điều 9. Điều kiện cho vay đầu tư
- Điều 10. Mức vốn cho vay đầu tư
- Điều 11. Thời hạn cho vay đầu tư
- Điều 12. Lãi suất cho vay đầu tư
- Điều 13. Đối tượng cho dự án vay theo Hiệp định Chính phủ
- Điều 14. Điều kiện cho vay dự án theo Hiệp định Chính phủ
- Điều 15. Thực hiện giải ngân
- Điều 16. Tài sản bảo đảm áp dụng đối với cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư
- Điều 17. Trả nợ vay
- Điều 18. Điều chỉnh thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn
- Điều 19. Rủi ro và xử lý rủi ro
- Điều 20. Trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro
- Điều 21. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
- Điều 22. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bao gồm:
- Điều 23. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 24. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 25. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 26. Đối tượng được bảo lãnh
- Điều 27. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 28. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 29. Mức bảo lãnh
- Điều 30. Phí bảo lãnh
- Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
- Điều 32. Xử lý rủi ro trong bảo lãnh