Điều 42 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua giám sát công ty mẹ bao gồm:
a) Quản lý, giám sát công tác tổ chức và cán bộ, bao gồm: việc tổ chức, thành lập, gia nhập, tổ chức lại, giải thể tập đoàn kinh tế; quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con dẫn đến chuyển thành doanh nghiệp có vốn dưới mức chi phối của công ty mẹ; việc thực hiện Điều lệ công ty mẹ; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, bao gồm: mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh tế; kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính của công ty mẹ; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro; nhiệm vụ hoạt động công ích;
c) Quản lý, giám sát tài chính: việc bảo toàn và phát triển vốn; tình hình và kết quả hoạt động tài chính; tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; hiệu quả đầu tư và kinh doanh; chi phí tiền lương; vay, nợ và khả năng thanh toán nợ; vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ; các dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp cho công ty mẹ.
2. Phân công thực hiện nội dung giám sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ tập đoàn kinh tế; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; chi phí tiền lương; giám sát việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn và giữa trong và ngoài tập đoàn kinh tế; theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện quy định tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động;
c) Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; theo dõi cán bộ lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực lãnh đạo quản lý đối với ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát việc triển khai đề án hình thành tập đoàn kinh doanh nhà nước; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro; giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá về kết quả thực hiện Đề án; phân tích các thuận lợi và rủi ro của phát triển tập đoàn kinh tế; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
đ) Việc thực hiện các hoạt động giám sát khác không quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện.
3. Các Bộ, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này định kỳ hàng năm báo cáo thực trạng và kết quả giám sát, đánh giá do Thủ tướng Chính phủ. Bộ tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá của các Bộ, cơ quan, tổ chức được ủy quyền; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
- Số hiệu: 101/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 5. Tên gọi và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 8. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 10. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
- Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 15. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin.
- Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 17. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 18. Quyền của công ty mẹ
- Điều 19. Nghĩa vụ của công ty mẹ
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 21. Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 23. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 24. Thành viên và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 25. Tham gia quản lý doanh nghiệp khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.
- Điều 26. Ban kiểm soát công ty mẹ
- Điều 27. Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý điều hành công ty mẹ
- Điều 32. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 33. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 34. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối
- Điều 35. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 36. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết
- Điều 37. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ
- Điều 39. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 40. Phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 43. Phương thức quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước