Mục 1 Chương 3 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
MỤC 1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện theo một hoặc một số phương thức sau đây:
1. Quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ;
2. Quản lý, điều hành thông qua các hình thức đầu tư, liên kết;
3. Quản lý, điều hành thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ chung trong toàn tập đoàn; thực hiện các quy chế, tiêu chuẩn, định mức chung trong toàn tập đoàn không trái với quy định pháp luật; sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau theo nguyên tắc thị trường;
4. Phương thức khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với Điều lệ của các doanh nghiệp thành viên.
Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
1. Công ty mẹ đại diện cho tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện các hoạt động chung của tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh tập đoàn theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công ty mẹ sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp thành viên và quyền của cổ đông, thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của tập đoàn kinh tế:
a) Sử dụng bộ máy quản lý, điều hành tại công ty mẹ hoặc thành lập bộ phận riêng để nghiên cứu, hoạch định chiến lược, đề xuất giải pháp phối hợp, định hướng các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này để trình Hội đồng quản trị công ty mẹ thông qua; thông qua người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết thực hiện các nội dung phối hợp, định hướng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên kết cùng các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết để phối hợp, định hướng hoạt động của tập đoàn kinh tế.
c) Xây dựng các quy chế thống nhất trong tập đoàn kinh tế.
3. Nội dung phối hợp, định hướng của công ty mẹ bao gồm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của tập đoàn; định hướng chiến lược kinh doanh các công ty con theo chiến lược phát triển; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của tập đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong tập đoàn;
b) Phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tập đoàn; xác định danh mục ngành nghề kinh doanh chính, danh mục doanh nghiệp thành viên chủ chốt; định hướng doanh nghiệp thành viên theo ngành nghề kinh doanh chính; quản lý và định hướng người đại diện đảm bảo quyền chi phối của công ty mẹ tại các doanh nghiệp chủ chốt, chống lại việc thôn tính của các tập đoàn kinh tế hoặc doanh nghiệp khác;
c) Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn, dài hạn của các doanh nghiệp thành viên;
d) Định hướng về mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của các doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của tập đoàn;
đ) Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý thương hiệu tập đoàn; định hướng về thành tố chung trong tên gọi riêng của các doanh nghiệp thành viên tập đoàn, doanh nghiệp liên kết;
e) Định hướng về tổ chức, cán bộ đối với các công ty con;
g) Định hướng nội dung Điều lệ, kiểm soát cơ cấu vốn điều lệ của công ty con;
h) Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia quản lý, điều hành ở công ty con. Ban hành và thực hiện quy chế cử, thay thế, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện theo ủy quyền; quy định những vấn đề phải được công ty mẹ thông qua trước khi người đại diện theo ủy quyền quyết định hoặc tham gia quyết định tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
i) Làm đầu mối tập hợp các nguồn lực của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết để thực hiện đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án chung do các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết cùng thỏa thuận và thực hiện;
k) Thực hiện và cung cấp dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thị, xúc tiến thương mại và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
l) Phối hợp hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ chung; giám sát tài chính và kiểm soát rủi ro; hỗ trợ hoạt động tài chính cho các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn khi được các doanh nghiệp này đề nghị;
m) Phối hợp thực hiện các công việc hành chính, các giao dịch với các đối tác cho các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn khi được các doanh nghiệp này đề nghị; thực hiện nhiệm vụ công ích và các công việc do Nhà nước giao cho tập đoàn;
n) Thiết lập, kết nối mạng lưới thông tin toàn bộ các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết tập đoàn;
o) Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con;
p) Tham vấn các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết trong thực hiện các hoạt động chung;
q) Tổ chức việc thực hiện giám sát định hướng, điều hòa, phối hợp giữa các bộ phận trong công ty mẹ;
r) Các hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của từng tập đoàn kinh tế nhà nước, quy định pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết tập đoàn.
4. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình; chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng liên kết, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.
5. Việc phối hợp, định hướng trong tập đoàn phải phù hợp với quy định của pháp luật; Điều lệ của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; quyền của chủ sở hữu tại công ty mẹ hoặc thỏa thuận giữa công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; vị trí của công ty mẹ đối với từng hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết.
Trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế của mình, can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc trái với các liên kết và thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên tập đoàn, làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp thành viên, các bên có liên quan, thì công ty mẹ và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 147 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước về bảo đảm mục tiêu kinh doanh ngành nghề chính và các mục tiêu khác do Nhà nước giao cho tập đoàn. Chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về danh mục đầu tư, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản (trừ những tập đoàn hoạt động trong những lĩnh vực này).
2. Quản lý danh mục đầu tư tại công ty mẹ nhằm đảm bảo điều kiện về đầu tư và cơ cấu ngành nghề quy định
3. Cung cấp thông tin và báo cáo các nội dung quy định tại
4. Thiết lập tổ chức cung cấp dịch vụ cho các thành viên tập đoàn kinh tế.
5. Báo cáo cơ quan quản lý cạnh tranh và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh về tập trung kinh tế trong tập đoàn.
6. Thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp phù hợp với hình thức pháp lý đã đăng ký và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
7. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động áp dụng đối với người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên. Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động với người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Có các chỉ tiêu chính cho mỗi chức danh;
b) Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động;
c) Có cơ chế khuyến khích;
d) Có các chế tài xử lý vi phạm.
8. Xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự quản lý tại công ty mẹ và đối với người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên. Chính sách nhân sự quản lý phải bao gồm:
a) Các tiêu chuẩn về kinh nghiệm và trình độ quản lý;
b) Phương pháp và quy trình tuyển chọn (kể cả thi tuyển), bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý thuộc quyền của công ty mẹ; tuyển chọn, đề cử để cấp có thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý của công ty mẹ; tuyển chọn, đề cử để doanh nghiệp có vốn của công ty mẹ bầu vào Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên doanh nghiệp đó; tuyển chọn (kể cả thi tuyển), bổ nhiệm người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại doanh nghiệp khác;
c) Hệ thống đánh giá hiệu quả quản lý áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt tại công ty mẹ, các công ty con và người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên trong toàn tập đoàn;
d) Nguyên tắc và phương pháp trả lương và thưởng có tính cạnh tranh;
đ) Các chế tài xử lý vi phạm
9. Hướng dẫn các công ty con để hình thành các quỹ tập trung và hệ thống điều hành, hạch toán thống nhất.
Các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế nhà nước có thể sử dụng các hình thức sau đây để bảo đảm tính liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong quản lý, điều hành nội bộ tập đoàn:
1. Đầu tư, mua, bán sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ về công nghệ; phát triển thương hiệu giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau.
2. Thỏa thuận về cơ chế tín dụng nội bộ tập đoàn; cơ chế bảo lãnh tín dụng; hình thành quỹ tập trung;
3. Tổ chức hội nghị hoặc các cuộc họp tham vấn;
a) Giữa người quản lý, điều hành tại công ty mẹ và người đại diện theo ủy quyền của mình tại các doanh nghiệp thành viên để định hướng, điều hòa, phối hợp các hoạt động quy định tại
b) Giữa các bộ phận chức năng của công ty mẹ và của các doanh nghiệp thành viên để triển khai các vấn đề chuyên môn.
4. Điều chuyển người đại diện theo ủy quyền là cán bộ lãnh đạo giữa các công ty con.
Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Doanh nghiệp bị chi phối thì không được mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp giữ quyền chi phối trong cùng một tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Việc đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
3. Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn được đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng phải tập trung đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định việc kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính; quyết định việc điều chỉnh hoặc thay đổi đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giám sát kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính, các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
4. Trường hợp công ty mẹ trực tiếp hoặc thông qua công ty con kinh doanh các ngành nghề kinh doanh không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính thì phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính được chủ sở hữu giao; kinh doanh ngành nghề không liên quan không ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính và việc mở rộng, phát triển ngành nghề kinh doanh chính;
b) Sử dụng hoạt động và kết quả kinh doanh các ngành nghề không liên quan để hỗ trợ và phát triển các ngành nghề kinh doanh chính;
c) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo và chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về đầu tư, hiệu quả đầu tư và tác động của việc kinh doanh các ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
- Số hiệu: 101/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 5. Tên gọi và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 8. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 10. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
- Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 15. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin.
- Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 17. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 18. Quyền của công ty mẹ
- Điều 19. Nghĩa vụ của công ty mẹ
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 21. Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 23. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 24. Thành viên và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 25. Tham gia quản lý doanh nghiệp khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.
- Điều 26. Ban kiểm soát công ty mẹ
- Điều 27. Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý điều hành công ty mẹ
- Điều 32. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 33. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 34. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối
- Điều 35. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 36. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết
- Điều 37. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ
- Điều 39. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 40. Phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 43. Phương thức quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước