Điều 16 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Doanh nghiệp bị chi phối thì không được mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp giữ quyền chi phối trong cùng một tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Việc đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
3. Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn được đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng phải tập trung đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định việc kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính; quyết định việc điều chỉnh hoặc thay đổi đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giám sát kinh doanh các ngành nghề kinh doanh chính, các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
4. Trường hợp công ty mẹ trực tiếp hoặc thông qua công ty con kinh doanh các ngành nghề kinh doanh không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính thì phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính được chủ sở hữu giao; kinh doanh ngành nghề không liên quan không ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính và việc mở rộng, phát triển ngành nghề kinh doanh chính;
b) Sử dụng hoạt động và kết quả kinh doanh các ngành nghề không liên quan để hỗ trợ và phát triển các ngành nghề kinh doanh chính;
c) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo và chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về đầu tư, hiệu quả đầu tư và tác động của việc kinh doanh các ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
- Số hiệu: 101/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 5. Tên gọi và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 8. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 10. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
- Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 15. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin.
- Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 17. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 18. Quyền của công ty mẹ
- Điều 19. Nghĩa vụ của công ty mẹ
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 21. Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 23. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 24. Thành viên và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 25. Tham gia quản lý doanh nghiệp khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.
- Điều 26. Ban kiểm soát công ty mẹ
- Điều 27. Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý điều hành công ty mẹ
- Điều 32. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 33. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 34. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối
- Điều 35. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 36. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết
- Điều 37. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ
- Điều 39. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 40. Phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 43. Phương thức quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước