Điều 30 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có nghĩa vụ:
a) Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của công ty mẹ và của Nhà nước;
b) Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của công ty mẹ để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem tài sản của công ty mẹ cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty mẹ trong thời gian đang thực hiện chức trách của mình và trong thời hạn tối thiểu là ba năm sau khi thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận;
c) Khi công ty mẹ không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng quản trị tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính cho tất cả chủ nợ biết. Khi trường hợp này xảy ra, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động có liên quan;
d) Khi công ty mẹ không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định tại điểm c khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ;
đ) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ công ty mẹ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty mẹ và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty mẹ;
e) Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của công ty mẹ.
2. Các thành viên Hội đồng quản trị phải cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị, kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty mẹ.
3. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm:
a) Để công ty mẹ lỗ;
b) Để mất vốn nhà nước;
c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;
d) Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty mẹ theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà dẫn đến một trong các vi phạm tại khoản 4 Điều này thì bị miễn nhiệm, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp để công ty mẹ lâm vào tình trạng quy định tại
7. Trường hợp công ty mẹ lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn phá sản thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm.
8. Trường hợp công ty mẹ thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
- Số hiệu: 101/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 5. Tên gọi và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 8. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 10. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
- Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 15. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin.
- Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 17. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 18. Quyền của công ty mẹ
- Điều 19. Nghĩa vụ của công ty mẹ
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 21. Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 23. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 24. Thành viên và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 25. Tham gia quản lý doanh nghiệp khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.
- Điều 26. Ban kiểm soát công ty mẹ
- Điều 27. Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý điều hành công ty mẹ
- Điều 32. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 33. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 34. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối
- Điều 35. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 36. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết
- Điều 37. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ
- Điều 39. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 40. Phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 43. Phương thức quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước