Điều 40 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Chính phủ:
a) Thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh tế nhà nước.
b) Ban hành quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; ban hành cơ chế quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.
c) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước đã ủy quyền hoặc phân công cho các cơ quan theo quy định tại Nghị định này.
d) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân được ủy quyền hoặc phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền hoặc phân công; về tình hình hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định thành lập công ty mẹ theo quy định tại
b) Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến của Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Quyết định các dự án đầu tư của công ty mẹ, các dự án đầu tư ra ngoài công ty mẹ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư và Nghị định này;
e) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ theo đề nghị của Bộ quản lý ngành và thẩm định của Bộ Nội vụ;
g) Chấp thuận để Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc theo đề nghị của Hội đồng quản trị và thẩm định của Bộ quản lý ngành;
3. Bộ quản lý ngành:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ;
b) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ; chấp thuận để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc;
c) Chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn của công ty mẹ;
d) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực của thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
4. Bộ Tài chính:
a) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ;
b) Thực hiện việc đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty mẹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty mẹ, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ.
6. Bộ Nội vụ:
a) Thẩm định việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị do Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế hoạch trưởng và các chức danh quản lý chủ chốt khác trong công ty mẹ.
7. Hội đồng quản trị công ty mẹ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước, trừ các quyền và nghĩa vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
- Số hiệu: 101/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 5. Tên gọi và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 8. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 10. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 12. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 13. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua công ty mẹ
- Điều 14. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 15. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đầu tư, liên kết, giao dịch, trao đổi thông tin.
- Điều 16. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 17. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 18. Quyền của công ty mẹ
- Điều 19. Nghĩa vụ của công ty mẹ
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 21. Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 23. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 24. Thành viên và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị công ty mẹ
- Điều 25. Tham gia quản lý doanh nghiệp khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.
- Điều 26. Ban kiểm soát công ty mẹ
- Điều 27. Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty mẹ
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và tham gia của người lao động vào quản lý điều hành công ty mẹ
- Điều 32. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 33. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 34. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối
- Điều 35. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 36. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết
- Điều 37. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ
- Điều 39. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 40. Phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 42. Quản lý, giám sát, đánh giá của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước
- Điều 43. Phương thức quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước