Điều 9 Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Điều 9. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt
1. Xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế đối với hành vi nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với ngày quy định phải nộp ghi trong thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt. Trường hợp không có thông báo thuế thì thời gian tính phạt nộp chậm căn cứ vào thời hạn phải nộp thuế theo quy định tại các Luật Thuế, Pháp lệnh Thuế.
Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không nộp tiền thuế, tiền phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn quy định tại
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chi trả lương, chi trả thu nhập không thực hiện việc khấu trừ số tiền thuế, tiền phạt của đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế; ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác nơi đối tượng bị xử phạt mở tài khoản không trích nộp ngân sách nhà nước số tiền thuế, tiền phạt theo lệnh thu, quyết định trích nộp ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền sau 10 ngày, kể từ ngày được giao lệnh thu, quyết định trích nộp ngân sách nhà nước.
Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Số hiệu: 100/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/02/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 18/03/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, lập, nộp quyết toán thuế
- Điều 9. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt
- Điều 10. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế
- Điều 11. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế
- Điều 12. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế
- Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
- Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo các Điều 28, Điều 29, Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 15. Ủy quyền, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Điều 16. Thủ tục đơn giản
- Điều 17. Lập biên bản về vi phạm hành chính
- Điều 18. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 19. Các nội dung khác về thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65 và Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 20. Việc áp dụng và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48 và Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 21. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 22. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
- Điều 23. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 24. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính