Điều 21 Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Điều 21. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế không tự nguyện chấp hành quyết định nộp thuế, nộp phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây:
1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, trích tài khoản của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để nộp thuế, nộp phạt.
Tổ chức, cá nhân chi trả lương, thu nhập hoặc ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản có trách nhiệm thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có số dư hoặc số dư không đủ nộp thuế, nộp phạt thì ngay sau khi tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt có số dư, ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác phải trích nộp ngân sách nhà nước số tiền thuế, tiền phạt còn thiếu trước khi thực hiện những lệnh chuyển tiền khác của đối tượng bị xử phạt.
2. Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
3. Kê biên phần tài sản, hàng hoá có giá trị tương ứng với số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế để bán đấu giá.
4. Không được cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo cho đến khi nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt.
Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Số hiệu: 100/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/02/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 18/03/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, lập, nộp quyết toán thuế
- Điều 9. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt
- Điều 10. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế
- Điều 11. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế
- Điều 12. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế
- Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
- Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo các Điều 28, Điều 29, Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 15. Ủy quyền, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Điều 16. Thủ tục đơn giản
- Điều 17. Lập biên bản về vi phạm hành chính
- Điều 18. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Điều 19. Các nội dung khác về thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65 và Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 20. Việc áp dụng và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48 và Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 21. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 22. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
- Điều 23. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 24. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính