Điều 25 Luật xuất bản 2012
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
3. Chính phủ quy định danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bộ nội dung vào thiết bị số;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng giấy phép xuất bản được cấp;
b) Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép;
c) Thực hiện ghi thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định tại
d) Nôp lưu chiểu tài liệu và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định tại
đ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy đối với tài liệu xuất bản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản.
Luật xuất bản 2012
- Số hiệu: 19/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 761 đến số 762
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
- Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
- Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
- Điều 8. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài
- Điều 9. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản
- Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
- Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
- Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
- Điều 13. Điều kiện thành lập nhà xuất bản
- Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản
- Điều 15. Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
- Điều 17. Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản
- Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
- Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
- Điều 20. Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
- Điều 21. Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
- Điều 22. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
- Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
- Điều 24. Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản
- Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
- Điều 26. Xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam
- Điều 27. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm
- Điều 28. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Điều 29. Đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm
- Điều 30. Quảng cáo trên xuất bản phẩm
- Điều 31. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm
- Điều 32. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
- Điều 33. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
- Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm
- Điều 36. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm
- Điều 37. Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
- Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
- Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
- Điều 40. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
- Điều 41. Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
- Điều 42. Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép
- Điều 43. Xuất khẩu xuất bản phẩm
- Điều 44. Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
- Điều 45. Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
- Điều 46. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
- Điều 47. Kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
- Điều 48. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Điều 49. Quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử
- Điều 50. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
- Điều 51. Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử
- Điều 52. Quy định chi tiết về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử